02/07/2021
Ứng dụng đầu tư Infina gọi vốn 2 triệu USDInfina, startup Fintech "đầu tư từ 500.000 đồng" vừa hoàn tất vòng gọi vốn 2 triệu USD từ 5 quỹ đầu tư.Năm quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia vòng hạt giống bao gồm Saison Capital (thuộc Credit Saison Nhật Bản), Venturra Discovery (thuộc Lippo Group Indonesia), 1982 Ventures của Singapore, 500 Startups của Mỹ, Nextrans của Hàn Quốc, và một số quản lý cấp cao tại Google và Netflix châu Á.
Ông James Vương, Nhà sáng lập kiêm CEO Infina, cho biết vốn mới sẽ được sử dụng nhằm tăng trưởng người dùng và đa dạng hóa danh mục. Startup này dự kiến mở rộng sang các quốc gia trong khu vực trong tương lai. Tuy nhiên trước mắt, họ tiếp tục tập trung phục vụ người dùng Việt Nam.
Như vậy, Infina là startup mới nhất ghi danh vào sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng đầu tư trong khu vực châu Á, vốn đã chứng kiến nguồn vốn đổ vào Futu của Trung Quốc, Groww của Ấn Độ, Ajaib và Stockbit của Indonesia... Phân khúc startup này đang thu hút dòng tiền lớn vì việc phá bỏ rào cản đầu tư, từng bị giới hạn cho một phần nhỏ các cá nhân hoặc tổ chức có số vốn lớn.
"Lĩnh vực tích lũy và đầu tư tại Việt Nam đang ở thời điểm đột phá, và chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ tương tự tại nhiều thị trường mới nổi khác", ông Chris Sirise, Giám đốc Saison Capital nói và tin rằng Infina sẽ dẫn đầu làn sóng này.
Ông Raditya Praman Giám đốc Venturra Discovery cũng cho rằng, đây là thời điểm mà sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường vốn đạt mức cao nhất trong lịch sử. Mặc dù vậy, phân khúc này hầu như còn bị bỏ ngỏ trên khắp các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam. Do vậy, họ đặt niềm tin vào startup này, bởi đội ngũ sáng lập có kinh nghiệm và giải pháp giúp cho việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn với nhiều người.
Xuất thân là một kỹ sư phần cứng tại Thung lũng Silicon, James Vương trở về Việt Nam năm 2008 để gia nhập quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures. Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam với quy mô 100 triệu USD. Ông tham gia vào các thương vụ đầu tư tại quỹ trong khoảng 6 năm.
Sau đó, ông thành lập startup công nghệ Lana. Trong thời gian hoạt động, Lana đã thâu tóm một cộng đồng trực tuyến lớn, ra mắt một ứng dụng mini và một trang thương mại điện tử. Mảng truyền thông số của Lana sau vài năm phát triển thì được tập đoàn tỷ đô LINE của Nhật Bản mua lại.
Sau khi thoái vốn, James Vương tập hợp đội ngũ nhân sự từng có kinh nghiệm làm việc tại các thị trường tài chính lớn như Mỹ, Singapore và Nhật Bản để lập nên Infina. Ban cố vấn của Infina bao gồm lãnh đạo của các tổ chức tài chính như Công ty CP Chứng khoán TP HCM (HSC), Công ty Chứng khoán ACB...
Ông James Vương khi ấy đặt mục tiêu cho Infina tương tự như điều mà nền tảng Robinhood đã làm được tại Mỹ, muốn có nền tảng đầu tư dễ tiếp cận, dễ hiểu , đặc biệt với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Đối tượng khách hàng chính của ứng dụng này là những nhà đầu tư cá nhân thế hệ 8X, 9X.
Ra mắt từ tháng 1/2021, ứng dụng hiện có vài chục nghìn người dùng. Các đối tác chính bao gồm các công ty quản lý quỹ trong nước như Dragon Capital, Mirae Asset, Bản Việt...Nhà sáng lập cho rằng, phần lớn người Việt trước đây thường để tiền trong tài khoản tiết kiệm hoặc bất động sản dài hạn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư 8X, 9X đang dần chuyển hướng sang những kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn với số vốn tối thiểu thấp hơn. Vì thế, họ cung cấp các lựa chọn đầu tư từ 500.000 đồng, với nhiều danh mục như tích lũy, chứng chỉ tiền gửi hoặc chứng chỉ quỹ.
Việt Nam có khoảng 3,14 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 3,2% dân số. Mặc dù lượng đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước còn thấp, số lượng tài khoản chứng khoán trên đầu người của Việt Nam cao hơn gấp 3 lần Indonesia. Và con số này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 5 tháng đầu năm, đã có khoảng nửa triệu tài khoản chứng khoán mở mới, cao hơn 20% tổng số lượng tài khoản mới của cả năm 2020.
Covid-19 phần nào thúc đẩy sự tăng trưởng này. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn giãn cách xã hội, các lĩnh vực số hóa trỗi dậy mạnh mẽ và đầu tư online là một trong số đó. Mặt khác, các nhà đầu tư hướng tới đa dạng hóa rổ tài chính cá nhân, tìm chọn những kênh đầu tư bền vững tránh rủi ro.
Việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng phần nào khiến người dân dịch chuyển nguồn tiền gửi của mình sang các kênh đầu tư khác. "Việt Nam là thị trường hứa hẹn nhất Đông Nam Á cho làn sóng tích lũy và đầu tư tiếp theo", ông Herston Powers, Giám đốc 1982 Ventures, nói.
Infina, startup Fintech "đầu tư từ 500.000 đồng" vừa hoàn tất vòng gọi vốn 2 triệu USD từ 5 quỹ đầu tư.
Năm quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia vòng hạt giống bao gồm Saison Capital (thuộc Credit Saison Nhật Bản), Venturra Discovery (thuộc Lippo Group Indonesia), 1982 Ventures của Singapore, 500 Startups của Mỹ, Nextrans của Hàn Quốc, và một số quản lý cấp cao tại Google và Netflix châu Á.
Ông James Vương, Nhà sáng lập kiêm CEO Infina, cho biết vốn mới sẽ được sử dụng nhằm tăng trưởng người dùng và đa dạng hóa danh mục. Startup này dự kiến mở rộng sang các quốc gia trong khu vực trong tương lai. Tuy nhiên trước mắt, họ tiếp tục tập trung phục vụ người dùng Việt Nam.
Như vậy, Infina là startup mới nhất ghi danh vào sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng đầu tư trong khu vực châu Á, vốn đã chứng kiến nguồn vốn đổ vào Futu của Trung Quốc, Groww của Ấn Độ, Ajaib và Stockbit của Indonesia... Phân khúc startup này đang thu hút dòng tiền lớn vì việc phá bỏ rào cản đầu tư, từng bị giới hạn cho một phần nhỏ các cá nhân hoặc tổ chức có số vốn lớn.
"Lĩnh vực tích lũy và đầu tư tại Việt Nam đang ở thời điểm đột phá, và chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ tương tự tại nhiều thị trường mới nổi khác", ông Chris Sirise, Giám đốc Saison Capital nói và tin rằng Infina sẽ dẫn đầu làn sóng này.
Ông Raditya Praman Giám đốc Venturra Discovery cũng cho rằng, đây là thời điểm mà sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường vốn đạt mức cao nhất trong lịch sử. Mặc dù vậy, phân khúc này hầu như còn bị bỏ ngỏ trên khắp các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam. Do vậy, họ đặt niềm tin vào startup này, bởi đội ngũ sáng lập có kinh nghiệm và giải pháp giúp cho việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn với nhiều người.
Xuất thân là một kỹ sư phần cứng tại Thung lũng Silicon, James Vương trở về Việt Nam năm 2008 để gia nhập quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures. Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam với quy mô 100 triệu USD. Ông tham gia vào các thương vụ đầu tư tại quỹ trong khoảng 6 năm.
Sau đó, ông thành lập startup công nghệ Lana. Trong thời gian hoạt động, Lana đã thâu tóm một cộng đồng trực tuyến lớn, ra mắt một ứng dụng mini và một trang thương mại điện tử. Mảng truyền thông số của Lana sau vài năm phát triển thì được tập đoàn tỷ đô LINE của Nhật Bản mua lại.
Sau khi thoái vốn, James Vương tập hợp đội ngũ nhân sự từng có kinh nghiệm làm việc tại các thị trường tài chính lớn như Mỹ, Singapore và Nhật Bản để lập nên Infina. Ban cố vấn của Infina bao gồm lãnh đạo của các tổ chức tài chính như Công ty CP Chứng khoán TP HCM (HSC), Công ty Chứng khoán ACB...
Ông James Vương khi ấy đặt mục tiêu cho Infina tương tự như điều mà nền tảng Robinhood đã làm được tại Mỹ, muốn có nền tảng đầu tư dễ tiếp cận, dễ hiểu , đặc biệt với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Đối tượng khách hàng chính của ứng dụng này là những nhà đầu tư cá nhân thế hệ 8X, 9X.
Ra mắt từ tháng 1/2021, ứng dụng hiện có vài chục nghìn người dùng. Các đối tác chính bao gồm các công ty quản lý quỹ trong nước như Dragon Capital, Mirae Asset, Bản Việt...Nhà sáng lập cho rằng, phần lớn người Việt trước đây thường để tiền trong tài khoản tiết kiệm hoặc bất động sản dài hạn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư 8X, 9X đang dần chuyển hướng sang những kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn với số vốn tối thiểu thấp hơn. Vì thế, họ cung cấp các lựa chọn đầu tư từ 500.000 đồng, với nhiều danh mục như tích lũy, chứng chỉ tiền gửi hoặc chứng chỉ quỹ.
Việt Nam có khoảng 3,14 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 3,2% dân số. Mặc dù lượng đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước còn thấp, số lượng tài khoản chứng khoán trên đầu người của Việt Nam cao hơn gấp 3 lần Indonesia. Và con số này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 5 tháng đầu năm, đã có khoảng nửa triệu tài khoản chứng khoán mở mới, cao hơn 20% tổng số lượng tài khoản mới của cả năm 2020.
Covid-19 phần nào thúc đẩy sự tăng trưởng này. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn giãn cách xã hội, các lĩnh vực số hóa trỗi dậy mạnh mẽ và đầu tư online là một trong số đó. Mặt khác, các nhà đầu tư hướng tới đa dạng hóa rổ tài chính cá nhân, tìm chọn những kênh đầu tư bền vững tránh rủi ro.
Việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng phần nào khiến người dân dịch chuyển nguồn tiền gửi của mình sang các kênh đầu tư khác. "Việt Nam là thị trường hứa hẹn nhất Đông Nam Á cho làn sóng tích lũy và đầu tư tiếp theo", ông Herston Powers, Giám đốc 1982 Ventures, nói.