Loship - Công ty khởi nghiệp giao hàng của Việt Nam vừa được rót thêm 12 triệu USD, nâng mức định giá vượt 100 triệu USD
05/08/2021
Loship - Công ty khởi nghiệp giao hàng của Việt Nam vừa được rót thêm 12 triệu USD, nâng mức định giá vượt 100 triệu USDLoship - startup giao hàng của Việt Nam có thêm 12 triệu USD từ vòng gọi vốn series C trước đó, nâng giá trị công ty vượt hơn 100 triệu USD, thông tin từ DealStreet Asia.Định giá 100 triệu USD của một startup Việt
Sáng 3/8, trang DealStreet Asia đưa tin Loship - startup giao hàng của Việt Nam, vừa nhận đầu tư 12 triệu USD từ vòng gọi vốn Series C, đưa định giá công ty lên trên 100 triệu USD. Thông tin được CEO Nguyễn Hoàng Trung tiết lộ với tờ này.
Khoản đầu tư trên đến từ ông Jaan Tallinn, đồng sáng lập Skype, được thông qua quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings và là một phần trong vòng gọi vốn Series C đã diễn ra trước đó.
Thương vụ cũng đánh dấu lần đầu tiên MetaPlanet Holding rót vốn vào thị trường Đông Nam Á. "MetaPlanet đang ngày một chú ý tới thị trường đang lên tại Đông Nam Á. Tôi rất vui khi bắt đầu tại thị trường Việt Nam bằng cách bổ sung Loship vào danh mục đầu tư của mình", ông Tallinn nói.
Đáng chú ý, người giới thiệu ông Tallinn tới Loship là ông Vinnie Lauria, một trong những thành viên sáng lập của quỹ Golden Gate Ventures (Singapore).
Được ông Nguyễn Hoàng Trung và Trần Minh Sơn sáng lập vào năm 2017, Loship là ứng dụng chuyên giao đồ ăn, hàng tiêu dùng nhanh, đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, giặt là, thuốc, bưu phẩm, hoa, gọi xe và các nguyên liệu cho ngành hàng B2B.
Ứng dụng giao đồ ăn Loship khởi nguyên từ Lozi, ứng dụng tìm kiếm nhà hàng, địa điểm ăn uống. Tới năm 2015, Lozi chuyển sang mô hình thương mại điện tử và trở thành ứng dụng giao đồ ăn vào năm 2017.
Hiện tại, Loship đang có mặt ở 5 thành phố tại Việt Nam với hơn 70.000 tài xế, hơn 200.000 đối tác bán hàng và 2 triệu khách hàng.
Lịch sử gọi vốn của Loship
6 năm trước, vào tháng 10/2014, Loship bắt đầu vòng gọi vốn hạt giống với sự tham gia của Vietnam Sillicon Valley. Đến tháng 12/2015, vòng Series A có thêm Golden Gate Ventures, DesignOne, Japan Inc.
Ngoài Vietnam Sillicon Valley, vòng gọi vốn Series B của Loship góp thêm một vài nhà đầu tư mới như Development Trusts NI, Ascendo Ventures, Smile Gate Investment, Jinke Junchuang Investment Management/ JC Capital.
Mới đây nhất, tháng 11/2020, Loship cũng đã chốt được một khoản đầu tư khác từ Vulpes Investment Management.
Nhận được các khoản đầu tư triệu đô, ông Trung từng chia sẻ mục tiêu dài hạn của Loship là có được 1 triệu nhà bán hàng địa phương. "Chúng không chỉ có các nhà hàng cao cấp mà còn cả các quán ăn địa phương, phù hợp túi tiền", ông Trung chia sẻ. Bên cạnh đó, Loship cũng muốn tạo ra một "hệ sinh thái phục vụ bất kỳ thứ gì khách hàng cần".
Việt Nam đang chứng kiến cạnh tranh của 4 ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn lớn khác là Grab, Gojek, Baemin và Now. Trong đó, Grab đang chiếm thế thượng phong ở nhóm thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP HCM. Loship nhận thấy tiềm năng và đang tập trung phát triển tại các thị trường nhỏ, các tỉnh thành, địa phương.
"Việt Nam có nhiều điều kiện thích hợp cho mảng giao đồ ăn, bao gồm thị trường lớn, lượng người dùng dồi dào và tỷ lệ người dùng điện thoại và internet cao. Vì thế, Việt Nam thu hút nhiều "ông lớn" tham gia với tham vọng dẫn đầu", ông Trung chia sẻ thêm.
Theo ông Trung, việc các công ty lớn có nhiều nguồn lực để cạnh tranh thị phần khiến các startup giao đồ ăn địa phương gặp nhiều khó khăn để tồn tại. Bên cạnh đó, người dùng cũng có nhiều lựa chọn và thường có xu hướng chọn ứng dụng có khuyến mãi tốt hơn. Vì thế, tỷ lệ người dùng trung thành khá thấp.
Với đặc thù trên, Loship lựa chọn chiến lược thâm nhập và khai thác các thị trường chưa được phục vụ như các tỉnh thành nhỏ để phát triển tệp người dùng.
Theo: Vietnambiz
Loship - startup giao hàng của Việt Nam có thêm 12 triệu USD từ vòng gọi vốn series C trước đó, nâng giá trị công ty vượt hơn 100 triệu USD, thông tin từ DealStreet Asia.
Định giá 100 triệu USD của một startup Việt
Sáng 3/8, trang DealStreet Asia đưa tin Loship - startup giao hàng của Việt Nam, vừa nhận đầu tư 12 triệu USD từ vòng gọi vốn Series C, đưa định giá công ty lên trên 100 triệu USD. Thông tin được CEO Nguyễn Hoàng Trung tiết lộ với tờ này.
Khoản đầu tư trên đến từ ông Jaan Tallinn, đồng sáng lập Skype, được thông qua quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings và là một phần trong vòng gọi vốn Series C đã diễn ra trước đó.
Thương vụ cũng đánh dấu lần đầu tiên MetaPlanet Holding rót vốn vào thị trường Đông Nam Á. "MetaPlanet đang ngày một chú ý tới thị trường đang lên tại Đông Nam Á. Tôi rất vui khi bắt đầu tại thị trường Việt Nam bằng cách bổ sung Loship vào danh mục đầu tư của mình", ông Tallinn nói.
Đáng chú ý, người giới thiệu ông Tallinn tới Loship là ông Vinnie Lauria, một trong những thành viên sáng lập của quỹ Golden Gate Ventures (Singapore).
Được ông Nguyễn Hoàng Trung và Trần Minh Sơn sáng lập vào năm 2017, Loship là ứng dụng chuyên giao đồ ăn, hàng tiêu dùng nhanh, đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, giặt là, thuốc, bưu phẩm, hoa, gọi xe và các nguyên liệu cho ngành hàng B2B.
Ứng dụng giao đồ ăn Loship khởi nguyên từ Lozi, ứng dụng tìm kiếm nhà hàng, địa điểm ăn uống. Tới năm 2015, Lozi chuyển sang mô hình thương mại điện tử và trở thành ứng dụng giao đồ ăn vào năm 2017.
Hiện tại, Loship đang có mặt ở 5 thành phố tại Việt Nam với hơn 70.000 tài xế, hơn 200.000 đối tác bán hàng và 2 triệu khách hàng.
Lịch sử gọi vốn của Loship
6 năm trước, vào tháng 10/2014, Loship bắt đầu vòng gọi vốn hạt giống với sự tham gia của Vietnam Sillicon Valley. Đến tháng 12/2015, vòng Series A có thêm Golden Gate Ventures, DesignOne, Japan Inc.
Ngoài Vietnam Sillicon Valley, vòng gọi vốn Series B của Loship góp thêm một vài nhà đầu tư mới như Development Trusts NI, Ascendo Ventures, Smile Gate Investment, Jinke Junchuang Investment Management/ JC Capital.
Mới đây nhất, tháng 11/2020, Loship cũng đã chốt được một khoản đầu tư khác từ Vulpes Investment Management.
Nhận được các khoản đầu tư triệu đô, ông Trung từng chia sẻ mục tiêu dài hạn của Loship là có được 1 triệu nhà bán hàng địa phương. "Chúng không chỉ có các nhà hàng cao cấp mà còn cả các quán ăn địa phương, phù hợp túi tiền", ông Trung chia sẻ. Bên cạnh đó, Loship cũng muốn tạo ra một "hệ sinh thái phục vụ bất kỳ thứ gì khách hàng cần".
Việt Nam đang chứng kiến cạnh tranh của 4 ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn lớn khác là Grab, Gojek, Baemin và Now. Trong đó, Grab đang chiếm thế thượng phong ở nhóm thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP HCM. Loship nhận thấy tiềm năng và đang tập trung phát triển tại các thị trường nhỏ, các tỉnh thành, địa phương.
"Việt Nam có nhiều điều kiện thích hợp cho mảng giao đồ ăn, bao gồm thị trường lớn, lượng người dùng dồi dào và tỷ lệ người dùng điện thoại và internet cao. Vì thế, Việt Nam thu hút nhiều "ông lớn" tham gia với tham vọng dẫn đầu", ông Trung chia sẻ thêm.
Theo ông Trung, việc các công ty lớn có nhiều nguồn lực để cạnh tranh thị phần khiến các startup giao đồ ăn địa phương gặp nhiều khó khăn để tồn tại. Bên cạnh đó, người dùng cũng có nhiều lựa chọn và thường có xu hướng chọn ứng dụng có khuyến mãi tốt hơn. Vì thế, tỷ lệ người dùng trung thành khá thấp.
Với đặc thù trên, Loship lựa chọn chiến lược thâm nhập và khai thác các thị trường chưa được phục vụ như các tỉnh thành nhỏ để phát triển tệp người dùng.
Theo: Vietnambiz