10/08/2021
4 startup Việt vào top 100 công ty nhỏ và startup châu Á nổi bậtForbes vừa công bố danh sách 100 công ty nhỏ và startup mới nổi đáng chú ý tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, có 4 startup Việt Nam lọt vào danh sách.Lần đầu tiên được tạp chí này công bố, Forbes Asia 100 to Watch liệt kê 100 công ty nhỏ và startup đáng chú ý, đang trên đà phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu “chật vật” sống sót do ảnh hưởng bởi đại dịch, 100 cái tên trong danh sách là những công ty đã mau chóng thích ứng với hoàn cảnh mới và đang trên đà tăng trưởng.
Để đủ điều kiện được xem xét, công ty phải có trụ sở chính ở châu Á - Thái Bình Dương, có tuổi đời ít nhất 1 năm, thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận và doanh thu hằng năm gần nhất hoặc tổng vốn huy động không quá 20 triệu USD tính đến ngày 1/8/2021. Sau đó, các công ty sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tác động tích cực đến khu vực hoặc ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu hoặc khả năng thu hút vốn, có mô hình kinh doanh hoặc thị trường hứa hẹn và một câu chuyện thuyết phục.
Theo Forbes, yếu tố giúp các công ty này có tên trong danh sách một phần đến từ giải pháp của họ cho nhiều vấn đề như cải thiện giao thông ở các thành phố đông đúc, mở rộng kết nối tới các vùng sâu vùng xa và ngăn ngừa lãng phí thực phẩm. Các ngành nghề ghi nhận nhiều công ty nhất là công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và bán lẻ, thực phẩm và khách sạn, giáo dục và tuyển dụng.
Được biết, 100 công ty trong danh sách Asia 100 to Watch đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ và được lựa chọn từ hơn 900 ứng viên. Trong đó, các trung tâm khởi nghiệp năng động như Ấn Độ và Singapore lần lượt ghi nhận 22 và 19 công ty; Hồng Kông góp 10 đại diện và Indonesia có 8. Riêng Trung Quốc đại lục có 4 công ty, do nhiều ứng viên vượt quá yêu cầu tối đa về doanh thu hoặc nguồn vốn huy động.
Dưới đây là 4 công ty Việt Nam vào Forbes Asia 100 to Watch.
1. Hoozing
Ngành: Tài chính
Năm thành lập: 2015
Giám đốc điều hành (CEO): Lê Huỳnh Nhựt Hải
Ứng dụng của Hoozing cung cấp đánh giá, công cụ tính giá và lựa chọn thanh toán số để tăng tốc quá trình cho thuê và bán bất động sản. Theo CEO Lê Huỳnh Nhựt Hải, dù đại dịch xảy ra nhưng Hoozing vẫn đạt doanh thu khoảng 1,1 triệu USD trong năm 2020. Công ty dự kiến có lãi vào cuối năm nay với doanh thu 2 triệu USD.
Trên cổng thông tin chính thức, Hoozing cho biết startup được hình thành với sứ mệnh xây dựng thị trường bất động sản minh bạch và thúc đẩy giao dịch trên thị trường Việt Nam diễn ra dễ dàng, nhanh chóng. Startup này cho biết, hệ thống vận hành kinh doanh bất động sản được đưa vào sử dụng hơn 5 năm; nền tảng kết nối, giao dịch với hơn 10,000 môi giới trên thị trường
2. Logivan
Ngành: Logistics và Vận tải
Năm thành lập: 2017
Nhà sáng lập, CEO: Phạm Khánh Linh
Nhà đầu tư đáng chú ý: Insignia Ventures Partners, K3 Ventures
Logivan là nền tảng cung cấp dịch vụ kết nối chủ hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá liên tỉnh, vận chuyển Bắc - Nam tới mạng lưới các đối tác vận tải di chuyển chiều về rỗng từ một chuyến giao hàng trước đó. Startup này cho biết họ có hơn 60.000 tài xế đang làm việc với nhiều khách hàng, trong đó có Coca-Cola, Olam và Wilmar. Logivan đã huy động được 8 triệu USD từ một số nhà đầu tư, bao gồm Insignia Ventures Partners và K3 Ventures.
3. Lozi
Ngành: Logistics & Vận tải
Năm thành lập: 2017
CEO: Trung Nguyễn
Nhà đầu tư đáng chú ý: Daal Ventures
Nền tảng giao hàng của Lozi, Loship đang đối đầu với các đối thủ khổng lồ như GoTo và Grab bằng chiến lược giao bất cứ thứ gì (đồ ăn, nguyên liệu, thực phẩm...) trong vòng một giờ. Có mặt tại nhiều thành phố của Việt Nam, Lozi cho biết đã huy động được 16 triệu USD để mở rộng dịch vụ.
4. Med247
Ngành: Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe
Năm thành lập: 2019
CEO: Tuấn Trương
Nhà đầu tư đáng chú ý: KK Fund
Công ty này cung cấp cho người bệnh trải nghiệm y tế toàn diện (trực tiếp tới trực tuyến), từ hệ thống phòng khám đa khoa chất lượng cao tới dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa qua Video Call & Chat tại ứng dụng của Med247. Mô hình hoạt động của Med247 là mô hình phòng khám chuỗi tiện lợi. Người bệnh có khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế 24/7. Công ty cho biết đã huy động được 1 triệu USD, nhằm mục đích mở rộng quy mô thông qua quan hệ đối tác.
Theo: Doanh nhân Sài Gòn
Forbes vừa công bố danh sách 100 công ty nhỏ và startup mới nổi đáng chú ý tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, có 4 startup Việt Nam lọt vào danh sách.
Lần đầu tiên được tạp chí này công bố, Forbes Asia 100 to Watch liệt kê 100 công ty nhỏ và startup đáng chú ý, đang trên đà phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu “chật vật” sống sót do ảnh hưởng bởi đại dịch, 100 cái tên trong danh sách là những công ty đã mau chóng thích ứng với hoàn cảnh mới và đang trên đà tăng trưởng.
Để đủ điều kiện được xem xét, công ty phải có trụ sở chính ở châu Á - Thái Bình Dương, có tuổi đời ít nhất 1 năm, thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận và doanh thu hằng năm gần nhất hoặc tổng vốn huy động không quá 20 triệu USD tính đến ngày 1/8/2021. Sau đó, các công ty sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tác động tích cực đến khu vực hoặc ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu hoặc khả năng thu hút vốn, có mô hình kinh doanh hoặc thị trường hứa hẹn và một câu chuyện thuyết phục.
Theo Forbes, yếu tố giúp các công ty này có tên trong danh sách một phần đến từ giải pháp của họ cho nhiều vấn đề như cải thiện giao thông ở các thành phố đông đúc, mở rộng kết nối tới các vùng sâu vùng xa và ngăn ngừa lãng phí thực phẩm. Các ngành nghề ghi nhận nhiều công ty nhất là công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và bán lẻ, thực phẩm và khách sạn, giáo dục và tuyển dụng.
Được biết, 100 công ty trong danh sách Asia 100 to Watch đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ và được lựa chọn từ hơn 900 ứng viên. Trong đó, các trung tâm khởi nghiệp năng động như Ấn Độ và Singapore lần lượt ghi nhận 22 và 19 công ty; Hồng Kông góp 10 đại diện và Indonesia có 8. Riêng Trung Quốc đại lục có 4 công ty, do nhiều ứng viên vượt quá yêu cầu tối đa về doanh thu hoặc nguồn vốn huy động.
Dưới đây là 4 công ty Việt Nam vào Forbes Asia 100 to Watch.
1. Hoozing
Ngành: Tài chính
Năm thành lập: 2015
Giám đốc điều hành (CEO): Lê Huỳnh Nhựt Hải
Ứng dụng của Hoozing cung cấp đánh giá, công cụ tính giá và lựa chọn thanh toán số để tăng tốc quá trình cho thuê và bán bất động sản. Theo CEO Lê Huỳnh Nhựt Hải, dù đại dịch xảy ra nhưng Hoozing vẫn đạt doanh thu khoảng 1,1 triệu USD trong năm 2020. Công ty dự kiến có lãi vào cuối năm nay với doanh thu 2 triệu USD.
Trên cổng thông tin chính thức, Hoozing cho biết startup được hình thành với sứ mệnh xây dựng thị trường bất động sản minh bạch và thúc đẩy giao dịch trên thị trường Việt Nam diễn ra dễ dàng, nhanh chóng. Startup này cho biết, hệ thống vận hành kinh doanh bất động sản được đưa vào sử dụng hơn 5 năm; nền tảng kết nối, giao dịch với hơn 10,000 môi giới trên thị trường
2. Logivan
Ngành: Logistics và Vận tải
Năm thành lập: 2017
Nhà sáng lập, CEO: Phạm Khánh Linh
Nhà đầu tư đáng chú ý: Insignia Ventures Partners, K3 Ventures
Logivan là nền tảng cung cấp dịch vụ kết nối chủ hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá liên tỉnh, vận chuyển Bắc - Nam tới mạng lưới các đối tác vận tải di chuyển chiều về rỗng từ một chuyến giao hàng trước đó. Startup này cho biết họ có hơn 60.000 tài xế đang làm việc với nhiều khách hàng, trong đó có Coca-Cola, Olam và Wilmar. Logivan đã huy động được 8 triệu USD từ một số nhà đầu tư, bao gồm Insignia Ventures Partners và K3 Ventures.
3. Lozi
Ngành: Logistics & Vận tải
Năm thành lập: 2017
CEO: Trung Nguyễn
Nhà đầu tư đáng chú ý: Daal Ventures
Nền tảng giao hàng của Lozi, Loship đang đối đầu với các đối thủ khổng lồ như GoTo và Grab bằng chiến lược giao bất cứ thứ gì (đồ ăn, nguyên liệu, thực phẩm...) trong vòng một giờ. Có mặt tại nhiều thành phố của Việt Nam, Lozi cho biết đã huy động được 16 triệu USD để mở rộng dịch vụ.
4. Med247
Ngành: Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe
Năm thành lập: 2019
CEO: Tuấn Trương
Nhà đầu tư đáng chú ý: KK Fund
Công ty này cung cấp cho người bệnh trải nghiệm y tế toàn diện (trực tiếp tới trực tuyến), từ hệ thống phòng khám đa khoa chất lượng cao tới dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa qua Video Call & Chat tại ứng dụng của Med247. Mô hình hoạt động của Med247 là mô hình phòng khám chuỗi tiện lợi. Người bệnh có khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế 24/7. Công ty cho biết đã huy động được 1 triệu USD, nhằm mục đích mở rộng quy mô thông qua quan hệ đối tác.
Theo: Doanh nhân Sài Gòn