07/11/2017
Tiềm năng phát triển của trí tuệ nhân tạoTất cả những phân tích được thực hiện trong nghiên cứu đều dẫn đến quy mô to lớn của sự thay đổi cuộc chơi mà Trí tuệ nhân tạo mang lại, và tiềm năng giá trị lớn như thế nào có thể thu được. Trí tuệ nhân tạo có thể đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030...1. Giới thiệu
Theo định nghĩa rộng, Trí tuệ nhân tạo (Artificial ntelligence - AI) là một thuật ngữ tập hợp cho các hệ thống máy tính có thể cảm nhận được môi trường, suy nghĩ, học hỏi và hành động để đáp ứng với những gì chúng cảm nhận và các mục tiêu của chúng.
Các dạng Trí tuệ nhân tạo được sử dụng ngày nay bao gồm các trợ lý kỹ thuật số, chatbot (hộp thoại) và học máy. Trí tuệ nhân tạo hoạt động theo bốn cách:
(1) Tự động thông minh: Tự động hoá các công việc thủ công/nhận thức và thường xuyên/ không thường xuyên (không bao gồm các cách mới để thực hiện nhiệm vụ - tự động hoá các nhiệm vụ hiện có).
(2) Hỗ trợ thông minh: Giúp con người thực hiện các công việc nhanh hơn và tốt hơn. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người trong việc ra quyết định hoặc hành động. Các hệ thống cố định không học hỏi từ các tương tác của chúng).
(3) Nâng cao trí thông minh: Giúp con người đưa ra quyết định tốt hơn. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo nâng cao khả năng ra quyết định của con người và liên tục học hỏi từ những tương tác của chúng với con người và môi trường).
(4) Trí thông minh tự trị: Tự động hóa quá trình ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo có thể thích ứng với các tình huống khác nhau và có thể hành động tự chủ mà không có sự trợ giúp của con người).
Khi con người và máy móc cộng tác chặt chẽ hơn, và những đổi mới sáng tạo trong Trí tuệ nhân tạo bước ra khỏi phòng thí nghiệm nghiên cứu và đi vào xã hội, thì khả năng biến đổi xã hội của chúng sẽ vô cùng kinh ngạc.
Phân tích được thực hiện cho Báo cáo của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) đánh giá tiềm năng kinh tế của Trí tuệ nhân tạo từ nay đến năm 2030, bao gồm cả các nền kinh tế khu vực và tám ngành thương mại trên toàn thế giới.
2. Trí tuệ nhân tạo thay đổi cuộc chơi
Tất cả những phân tích được thực hiện trong nghiên cứu đều dẫn đến quy mô to lớn của sự thay đổi cuộc chơi mà Trí tuệ nhân tạo mang lại, và tiềm năng giá trị lớn như thế nào có thể thu được. Trí tuệ nhân tạo có thể đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, nhiều hơn sản lượng hiện tại của Trung Quốc và Ấn Độ kết hợp. Trong số này, 6,6 nghìn tỷ USD có thể là do tăng năng suất và 9,1 nghìn tỷ USD có thể sẽ đến từ các hiệu ứng của phía tiêu thụ.
Mặc dù một số thị trường, ngành và doanh nghiệp đơn lẻ tiên tiến hơn so với số còn lại, nhưng Trí tuệ nhân tạo vẫn đang trong giai đoạn phát triển rất sơ khai ban đầu. Từ quan điểm kinh tế vĩ mô, vẫn có những cơ hội cho các thị trường mới nổi để vượt lên các đối tác đã phát triển. Và trong một lĩnh vực kinh doanh, một trong những khởi nghiệp hoặc một doanh nghiệp chưa được thành lập có thể đứng đầu thị trường trong 10 năm tới.
3. Quy mô ảnh hưởng của Trí tuệ nhân tạo và tại sao cần hành động?
Từ các trợ lý cá nhân trong điện thoại di động của chúng ta, đến định hình (profiling), tùy biến (customization), và bảo vệ không gian mạng nằm đằng sau ngày càng nhiều các tương tác thương mại của chúng ta, Trí tuệ nhân tạo chạm đến gần như mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Và tất cả chỉ mới bắt đầu.
Theo phân tích của PwC, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm tới 14% vào năm 2030 do sự phát triển nhanh chóng và sự bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo - tương đương thêm 15.700 tỷ USD. Tác động kinh tế của Trí tuệ nhân tạo sẽ được thúc đẩy bởi:
(1) Năng suất tăng lên từ các quy trình tự động hóa doanh nghiệp (bao gồm việc sử dụng robot và xe tự trị).
(2) Năng suất tăng lên từ các doanh nghiệp gia tăng lực lượng lao động hiện có của họ bằng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (trí thông minh hỗ trợ và tăng cường).
(3) Nhu cầu tiêu dùng tăng do sự có mặt của các sản phẩm và dịch vụ tăng cường Trí tuệ nhân tạo được cá nhân hóa và/hoặc chất lượng cao hơn.
(4) Trong thập kỷ qua, hầu như tất cả các khía cạnh trong cuộc sống và việc làm của chúng ta - từ bán lẻ đến sản xuất và đến chăm sóc sức khoẻ - đều ngày càng được số hóa. Internet và công nghệ di động thúc đẩy làn sóng kỹ thuật số thứ nhất, được gọi là Internet kết nối Con người (Internet of People). Tuy nhiên, các phân tích do các chuyên gia Trí tuệ nhân tạo của PwC dự đoán rằng dữ liệu được tạo ra từ Internet vạn vật (IoT) sẽ vượt xa nhiều lần dữ liệu được tạo ra bởi Internet kết nối con người. Dữ liệu tăng lên này đã dẫn đến tiêu chuẩn hóa, từ đó một cách tự nhiên sẽ dẫn đến tự động hóa, và cá nhân hoá các sản phẩm và dịch vụ, đang lấp đầy làn sóng kỹ thuật số tiếp theo. Trí tuệ nhân tạo sẽ khai thác dữ liệu số từ con người và vạn vật để tự động hoá và hỗ trợ những gì chúng ta làm hôm nay, cũng như tìm ra những cách chúng ta làm hôm nay, cũng như tìm ra những cách mới để làm những việc mà trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến.
+ 14%
GDP toàn cầu có thể tăng cao thêm 14% vào năm 2030 do Trí tuệ nhân tạo - tương đương 15,7 nghìn tỷ USD - làm cho nó trở thành cơ hội thương mại lớn nhất trong nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.
+ 26%
Lợi ích thu được lớn nhất từ Trí tuệ nhân tạo có thể là ở Trung Quốc (tăng thêm 26% GDP vào năm 2030) và Bắc Mỹ (có khả năng tăng 14%). Lĩnh vực hưởng lợi lớn nhất là dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ do Trí tuệ nhân tạo gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tiêu dùng.
Giá trị thu được từ Trí tuệ nhân tạo theo các khía cạnh: Năng suất lao động; Cá nhân hóa; Thời gian tiết kiệm; Chất lượng
3.1. Tăng năng suất
Trong tương lai gần, tiềm năng tăng trưởng kinh tế lớn nhất từ Trí tuệ nhân tạo có thể là cải thiện năng suất (xem Hình 1). Điều này bao gồm tự động hóa các tác vụ thông thường, tăng cường năng lực của nhân viên và giải phóng cho họ tập trung vào công việc có giá trị cao hơn và hấp dẫn hơn. Các ngành sử dụng nhiều vốn như chế tạo và vận tải có thể chứng kiến lợi ích về năng suất cao nhất từ Trí tuệ nhân tạo, do nhiều quá trình hoạt động của chúng rất phù hợp cho tự động hóa.
- Năng suất lao động cải thiện dự kiến chiếm trên 55% gia tăng trong GDP từ Trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn 20176-2030.
- 58% gia tăng thêm trong GDP sẽ từ các tác động của phía tiêu thụ
Tác động đến năng suất có thể là chuyển đổi mang tính cạnh tranh - các doanh nghiệp không thích nghi và chấp nhận Trí tuệ nhân tạo có thể nhanh chóng bị loại bỏ do không cạnh tranh được về thời gian quay vòng vốn cũng như chi phí. Do đó, họ sẽ phải mất một phần đáng kể thị phần của mình. Tuy nhiên, tiềm năng của giai đoạn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo ban đầu này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường những gì đã được thực hiện, thay vì tạo quá nhiều thứ mới.
3.2. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên
Khi các công nghệ mới từng bưới được chấp nhận và người tiêu dùng gia tăng nhu cầu với các sản phẩm cải tiến, tác động từ đổi mới sản phẩm tăng lên theo thời gian. Dần dần, sự gia tăng GDP từ cải tiến sản phẩm và những thay đổi về nhu cầu, hành vi người tiêu dùng và tiêu thụ từ Trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua mức tăng năng suất, có khả năng cung cấp thêm hơn 9 nghìn tỷ đô la bổ sung cho GDP toàn cầu vào năm 2030. Người tiêu dùng sẽ bị thu hút bởi các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn và được cá nhân hóa hơn, đồng thời có cơ hội sử dụng thời gian một cách tốt hơn - hãy hình dung đến những gì bạn có thể làm nếu không còn phải lái xe đến nơi làm việc. Đổi lại, tiêu dùng gia tăng tạo ra một chu kỳ tích cực với nhiều điểm tiếp xúc dữ liệu hơn và do đó có nhiều dữ liệu hơn, thông tin chi tiết hơn, sản phẩm tốt hơn và dẫn đến tiêu thụ nhiều hơn.
Cuộc cách mạng người tiêu dùng do Trí tuệ nhân tạo tạo ra đã mở đường cho sự bứt phá mạnh mẽ khi các doanh nghiệp lâu năm và những doanh nghiệp mới gia nhập thúc đẩy đổi mới và phát triển các mô hình kinh doanh mới. Một phần quan trọng trong tác động của Trí tuệ nhân tạo sẽ đến từ khả năng tận dụng tối đa những sự phát triển song song, chẳng hạn như kết nối IoT.
Những người đi tiên phong trong Trí tuệ nhân tạo sẽ có lợi thế là hiểu biết khách hàng sâu sắc hơn. Những lợi ích cạnh tranh ngay lập tức của họ bao gồm khả năng khai thác tốt hơn sở thích của người tiêu dùng, điều chỉnh sản lượng phù hợp với những nhu cầu riêng lẻ này, và nắm bắt được thị trường lớn hơn bao giờ hết. Và khả năng của những người tiên phong trong việc định hình phát triển sản phẩm xung quanh việc cung cấp dữ liệu khách hàng phong phú này sẽ ngày càng gây khó khăn hơn cho các đối thủ chậm chân hơn để có thể bắt kịp và cuối cùng có thể làm cho lợi thế của họ không thể bị đe dọa.
Chúng ta có thể thấy sự đổi mới sáng tạo và tạo ra sự khác biệt nhờ dữ liệu trong cách mà sách, âm nhạc, video và giải trí được tạo ra, phân phối và tiêu thụ, dẫn đến các mô hình kinh doanh mới, các nhà lãnh đạo thị trường mới và loại bỏ các chủ thể truyền thống không thích ứng đủ nhanh.
Chăm sóc sức khoẻ, ô tô và dịch vụ tài chính là những ngành có tiềm năng lớn nhất để đột phá và nâng cao chất lượng sản phẩm do Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, vẫn có tiềm năng đáng kể cho lợi thế cạnh tranh trong các khu vực cụ thể của các ngành khác, từ sản xuất theo yêu cầu cho đến định hướng mục tiêu nội dung sắc nét hơn trong ngành giải trí.
3.3. Một số công việc mất đi - nhưng cũng có cơ hội việc làm mới
Việc áp dụng các công nghệ "không có con người trong quy trình" sẽ có nghĩa là một số vị trí công việc chắc chắn sẽ trở nên dư thừa, nhưng những vị trí việc làm khác sẽ được tạo ra do sự thay đổi về năng suất và nhu cầu tiêu dùng phát sinh từ Trí tuệ nhân tạo và thông qua bản thân chuỗi giá trị của Trí tuệ nhân tạo. Ngoài các loại lao động mới, những người sẽ tập trung vào tư duy sáng tạo về cách thức phát triển và áp dụng Trí tuệ nhân tạo, một bộ phận nhân sự mới sẽ cần được xây dựng, duy trì, vận hành và điều chỉnh các công nghệ mới này. Ví dụ, chúng ta sẽ cần số lượng kiểm soát viên không lưu tương đương để kiểm soát những chiếc xe tự trị trên đường. Việc giao hàng trong ngày và đóng gói và kho bãi bằng robot cũng dẫn đến nhiều việc làm hơn cho robot và cho con người. Tất cả những điều này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc tạo ra các công việc mới sẽ không tồn tại trong một thế giới không có trí tuệ nhân tạo.
Tất cả những phân tích được thực hiện trong nghiên cứu đều dẫn đến quy mô to lớn của sự thay đổi cuộc chơi mà Trí tuệ nhân tạo mang lại, và tiềm năng giá trị lớn như thế nào có thể thu được. Trí tuệ nhân tạo có thể đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030...
1. Giới thiệu
Theo định nghĩa rộng, Trí tuệ nhân tạo (Artificial ntelligence - AI) là một thuật ngữ tập hợp cho các hệ thống máy tính có thể cảm nhận được môi trường, suy nghĩ, học hỏi và hành động để đáp ứng với những gì chúng cảm nhận và các mục tiêu của chúng.
Các dạng Trí tuệ nhân tạo được sử dụng ngày nay bao gồm các trợ lý kỹ thuật số, chatbot (hộp thoại) và học máy. Trí tuệ nhân tạo hoạt động theo bốn cách:
(1) Tự động thông minh: Tự động hoá các công việc thủ công/nhận thức và thường xuyên/ không thường xuyên (không bao gồm các cách mới để thực hiện nhiệm vụ - tự động hoá các nhiệm vụ hiện có).
(2) Hỗ trợ thông minh: Giúp con người thực hiện các công việc nhanh hơn và tốt hơn. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người trong việc ra quyết định hoặc hành động. Các hệ thống cố định không học hỏi từ các tương tác của chúng).
(3) Nâng cao trí thông minh: Giúp con người đưa ra quyết định tốt hơn. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo nâng cao khả năng ra quyết định của con người và liên tục học hỏi từ những tương tác của chúng với con người và môi trường).
(4) Trí thông minh tự trị: Tự động hóa quá trình ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người. (Hệ thống Trí tuệ nhân tạo có thể thích ứng với các tình huống khác nhau và có thể hành động tự chủ mà không có sự trợ giúp của con người).
Khi con người và máy móc cộng tác chặt chẽ hơn, và những đổi mới sáng tạo trong Trí tuệ nhân tạo bước ra khỏi phòng thí nghiệm nghiên cứu và đi vào xã hội, thì khả năng biến đổi xã hội của chúng sẽ vô cùng kinh ngạc.
Phân tích được thực hiện cho Báo cáo của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) đánh giá tiềm năng kinh tế của Trí tuệ nhân tạo từ nay đến năm 2030, bao gồm cả các nền kinh tế khu vực và tám ngành thương mại trên toàn thế giới.
2. Trí tuệ nhân tạo thay đổi cuộc chơi
Tất cả những phân tích được thực hiện trong nghiên cứu đều dẫn đến quy mô to lớn của sự thay đổi cuộc chơi mà Trí tuệ nhân tạo mang lại, và tiềm năng giá trị lớn như thế nào có thể thu được. Trí tuệ nhân tạo có thể đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, nhiều hơn sản lượng hiện tại của Trung Quốc và Ấn Độ kết hợp. Trong số này, 6,6 nghìn tỷ USD có thể là do tăng năng suất và 9,1 nghìn tỷ USD có thể sẽ đến từ các hiệu ứng của phía tiêu thụ.
Mặc dù một số thị trường, ngành và doanh nghiệp đơn lẻ tiên tiến hơn so với số còn lại, nhưng Trí tuệ nhân tạo vẫn đang trong giai đoạn phát triển rất sơ khai ban đầu. Từ quan điểm kinh tế vĩ mô, vẫn có những cơ hội cho các thị trường mới nổi để vượt lên các đối tác đã phát triển. Và trong một lĩnh vực kinh doanh, một trong những khởi nghiệp hoặc một doanh nghiệp chưa được thành lập có thể đứng đầu thị trường trong 10 năm tới.
3. Quy mô ảnh hưởng của Trí tuệ nhân tạo và tại sao cần hành động?
Từ các trợ lý cá nhân trong điện thoại di động của chúng ta, đến định hình (profiling), tùy biến (customization), và bảo vệ không gian mạng nằm đằng sau ngày càng nhiều các tương tác thương mại của chúng ta, Trí tuệ nhân tạo chạm đến gần như mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Và tất cả chỉ mới bắt đầu.
Theo phân tích của PwC, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm tới 14% vào năm 2030 do sự phát triển nhanh chóng và sự bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo - tương đương thêm 15.700 tỷ USD. Tác động kinh tế của Trí tuệ nhân tạo sẽ được thúc đẩy bởi:
(1) Năng suất tăng lên từ các quy trình tự động hóa doanh nghiệp (bao gồm việc sử dụng robot và xe tự trị).
(2) Năng suất tăng lên từ các doanh nghiệp gia tăng lực lượng lao động hiện có của họ bằng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (trí thông minh hỗ trợ và tăng cường).
(3) Nhu cầu tiêu dùng tăng do sự có mặt của các sản phẩm và dịch vụ tăng cường Trí tuệ nhân tạo được cá nhân hóa và/hoặc chất lượng cao hơn.
(4) Trong thập kỷ qua, hầu như tất cả các khía cạnh trong cuộc sống và việc làm của chúng ta - từ bán lẻ đến sản xuất và đến chăm sóc sức khoẻ - đều ngày càng được số hóa. Internet và công nghệ di động thúc đẩy làn sóng kỹ thuật số thứ nhất, được gọi là Internet kết nối Con người (Internet of People). Tuy nhiên, các phân tích do các chuyên gia Trí tuệ nhân tạo của PwC dự đoán rằng dữ liệu được tạo ra từ Internet vạn vật (IoT) sẽ vượt xa nhiều lần dữ liệu được tạo ra bởi Internet kết nối con người. Dữ liệu tăng lên này đã dẫn đến tiêu chuẩn hóa, từ đó một cách tự nhiên sẽ dẫn đến tự động hóa, và cá nhân hoá các sản phẩm và dịch vụ, đang lấp đầy làn sóng kỹ thuật số tiếp theo. Trí tuệ nhân tạo sẽ khai thác dữ liệu số từ con người và vạn vật để tự động hoá và hỗ trợ những gì chúng ta làm hôm nay, cũng như tìm ra những cách chúng ta làm hôm nay, cũng như tìm ra những cách mới để làm những việc mà trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến.
+ 14%
GDP toàn cầu có thể tăng cao thêm 14% vào năm 2030 do Trí tuệ nhân tạo - tương đương 15,7 nghìn tỷ USD - làm cho nó trở thành cơ hội thương mại lớn nhất trong nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.
+ 26%
Lợi ích thu được lớn nhất từ Trí tuệ nhân tạo có thể là ở Trung Quốc (tăng thêm 26% GDP vào năm 2030) và Bắc Mỹ (có khả năng tăng 14%). Lĩnh vực hưởng lợi lớn nhất là dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ do Trí tuệ nhân tạo gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tiêu dùng. |
3.1. Tăng năng suất
Trong tương lai gần, tiềm năng tăng trưởng kinh tế lớn nhất từ Trí tuệ nhân tạo có thể là cải thiện năng suất (xem Hình 1). Điều này bao gồm tự động hóa các tác vụ thông thường, tăng cường năng lực của nhân viên và giải phóng cho họ tập trung vào công việc có giá trị cao hơn và hấp dẫn hơn. Các ngành sử dụng nhiều vốn như chế tạo và vận tải có thể chứng kiến lợi ích về năng suất cao nhất từ Trí tuệ nhân tạo, do nhiều quá trình hoạt động của chúng rất phù hợp cho tự động hóa.
- Năng suất lao động cải thiện dự kiến chiếm trên 55% gia tăng trong GDP từ Trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn 20176-2030.
- 58% gia tăng thêm trong GDP sẽ từ các tác động của phía tiêu thụ
Tác động đến năng suất có thể là chuyển đổi mang tính cạnh tranh - các doanh nghiệp không thích nghi và chấp nhận Trí tuệ nhân tạo có thể nhanh chóng bị loại bỏ do không cạnh tranh được về thời gian quay vòng vốn cũng như chi phí. Do đó, họ sẽ phải mất một phần đáng kể thị phần của mình. Tuy nhiên, tiềm năng của giai đoạn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo ban đầu này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường những gì đã được thực hiện, thay vì tạo quá nhiều thứ mới.
3.2. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên
Khi các công nghệ mới từng bưới được chấp nhận và người tiêu dùng gia tăng nhu cầu với các sản phẩm cải tiến, tác động từ đổi mới sản phẩm tăng lên theo thời gian. Dần dần, sự gia tăng GDP từ cải tiến sản phẩm và những thay đổi về nhu cầu, hành vi người tiêu dùng và tiêu thụ từ Trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua mức tăng năng suất, có khả năng cung cấp thêm hơn 9 nghìn tỷ đô la bổ sung cho GDP toàn cầu vào năm 2030. Người tiêu dùng sẽ bị thu hút bởi các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn và được cá nhân hóa hơn, đồng thời có cơ hội sử dụng thời gian một cách tốt hơn - hãy hình dung đến những gì bạn có thể làm nếu không còn phải lái xe đến nơi làm việc. Đổi lại, tiêu dùng gia tăng tạo ra một chu kỳ tích cực với nhiều điểm tiếp xúc dữ liệu hơn và do đó có nhiều dữ liệu hơn, thông tin chi tiết hơn, sản phẩm tốt hơn và dẫn đến tiêu thụ nhiều hơn.
Cuộc cách mạng người tiêu dùng do Trí tuệ nhân tạo tạo ra đã mở đường cho sự bứt phá mạnh mẽ khi các doanh nghiệp lâu năm và những doanh nghiệp mới gia nhập thúc đẩy đổi mới và phát triển các mô hình kinh doanh mới. Một phần quan trọng trong tác động của Trí tuệ nhân tạo sẽ đến từ khả năng tận dụng tối đa những sự phát triển song song, chẳng hạn như kết nối IoT.
Những người đi tiên phong trong Trí tuệ nhân tạo sẽ có lợi thế là hiểu biết khách hàng sâu sắc hơn. Những lợi ích cạnh tranh ngay lập tức của họ bao gồm khả năng khai thác tốt hơn sở thích của người tiêu dùng, điều chỉnh sản lượng phù hợp với những nhu cầu riêng lẻ này, và nắm bắt được thị trường lớn hơn bao giờ hết. Và khả năng của những người tiên phong trong việc định hình phát triển sản phẩm xung quanh việc cung cấp dữ liệu khách hàng phong phú này sẽ ngày càng gây khó khăn hơn cho các đối thủ chậm chân hơn để có thể bắt kịp và cuối cùng có thể làm cho lợi thế của họ không thể bị đe dọa.
Chúng ta có thể thấy sự đổi mới sáng tạo và tạo ra sự khác biệt nhờ dữ liệu trong cách mà sách, âm nhạc, video và giải trí được tạo ra, phân phối và tiêu thụ, dẫn đến các mô hình kinh doanh mới, các nhà lãnh đạo thị trường mới và loại bỏ các chủ thể truyền thống không thích ứng đủ nhanh.
Chăm sóc sức khoẻ, ô tô và dịch vụ tài chính là những ngành có tiềm năng lớn nhất để đột phá và nâng cao chất lượng sản phẩm do Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, vẫn có tiềm năng đáng kể cho lợi thế cạnh tranh trong các khu vực cụ thể của các ngành khác, từ sản xuất theo yêu cầu cho đến định hướng mục tiêu nội dung sắc nét hơn trong ngành giải trí.
3.3. Một số công việc mất đi - nhưng cũng có cơ hội việc làm mới
Việc áp dụng các công nghệ "không có con người trong quy trình" sẽ có nghĩa là một số vị trí công việc chắc chắn sẽ trở nên dư thừa, nhưng những vị trí việc làm khác sẽ được tạo ra do sự thay đổi về năng suất và nhu cầu tiêu dùng phát sinh từ Trí tuệ nhân tạo và thông qua bản thân chuỗi giá trị của Trí tuệ nhân tạo. Ngoài các loại lao động mới, những người sẽ tập trung vào tư duy sáng tạo về cách thức phát triển và áp dụng Trí tuệ nhân tạo, một bộ phận nhân sự mới sẽ cần được xây dựng, duy trì, vận hành và điều chỉnh các công nghệ mới này. Ví dụ, chúng ta sẽ cần số lượng kiểm soát viên không lưu tương đương để kiểm soát những chiếc xe tự trị trên đường. Việc giao hàng trong ngày và đóng gói và kho bãi bằng robot cũng dẫn đến nhiều việc làm hơn cho robot và cho con người. Tất cả những điều này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc tạo ra các công việc mới sẽ không tồn tại trong một thế giới không có trí tuệ nhân tạo.