02/01/2025
Đại học khởi nghiệp - giải pháp giúp thay đổi xu hướng phát triển kinh tếĐại học khởi nghiệp là giải pháp bảo đảm nguồn lực chất lượng, ổn định cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và đến 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Điều này đã được nhấn mạnh trong Hội thảo “Đại học khởi nghiệp - Xu thế của thế giới”. Sự kiện diễn ra vào chiều ngày 16/12 do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng Công ty Đại học khởi nghiệp, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) và các trường đại học, cao đẳng trong cụm 21 đồng tổ chức.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) mang đến một luồng năng lượng mới, tạo áp lực buộc các ngành công nghiệp truyền thống phải không ngừng đổi mới để bắt kịp yêu cầu của thời đại. Thực tế cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào có số lượng doanh nghiệp KNST lớn, nền kinh tế đều có xu hướng phát triển mạnh mẽ, đồng thời nguồn thu ngân sách cũng gia tăng đáng kể.
Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Công ty Đại học Khởi nghiệp, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp KNST không chỉ đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đặc biệt, những doanh nghiệp này mang đến sức sống mới, thúc đẩy các ngành công nghiệp truyền thống liên tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý rằng, để đạt được thành công, các doanh nghiệp KNST cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ, các chính sách đầu tư phù hợp, cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản từ các trường đại học.
Thực tế chứng minh, ở những nước tiên tiến trên thế giới, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ với hơn 85% doanh nghiệp KNST xuất phát từ trường đại học. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong việc nuôi dưỡng và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.
Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn đang ảnh hưởng theo mô hình đại học truyền thống với hai vai trò chính là đào tạo và nghiên cứu. Để có sự thay đổi đáp ứng mục tiêu trên, theo ông Đặng Đức Thành, cần một mô hình giáo dục mới, mang tính đột phá, là "đại học khởi nghiệp" – nơi không chỉ dừng lại ở đào tạo, nghiên cứu mà còn là bệ phóng cho các doanh nghiệp KNST. Nếu các trường đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới mô hình này, sẽ tạo ra nhiều tác động mạnh mẽ đến kinh tế Thành phố và quốc gia.
"Đại học khởi nghiệp" là giải pháp bảo đảm nguồn lực chất lượng, ổn định cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
TS. Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng các trường đại học của Việt Nam không thể tự tách mình khỏi xu hướng của thế giới, chính là xây dựng và phát triển theo mô hình đại học khởi nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền giáo dục phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức.
Chỉ sau hơn 4 năm, Đại học Nguyễn Tất Thành tiên phong chuyển mình từ mô hình đại học ứng dụng sang đại học khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. TS. Trần Ái Cầm cho biết, lãnh đạo nhà trường chọn hướng đi táo bạo này với tầm nhìn dài hạn, dựa trên khát vọng lớn lao, sự đồng lòng và quyết tâm của toàn bộ đội ngũ.
Từ hành trình này, TS. Cầm cũng chia sẻ rằng, các trường muốn "chuyển mình" cần bắt đầu từ việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình phù hợp với nơi tại chỗ và thế mạnh. Tiếp theo, cần chuẩn bị những nguồn lực, từ cơ sở vật chất đến con người cho quá trình này.
Còn theo TS. Hoàng Thịnh Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp, cốt lõi của sự "chuyển mình" nằm ở việc khơi dậy tinh thần sáng tạo trong sinh viên, giảng viên và kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp. Thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường lao động, các trường đại học cần phải đi trước một bước, nghiên cứu và dự đoán những yêu cầu tương lai, đồng thời đào tạo lực lượng lao động có thể cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Muốn làm được điều này, chương trình đào tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên cần thay đổi triệt để.
Theo TS. Ngô Đức Thuận - Chủ tịch IP Group, hiện nay, phần lớn các môn khởi nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào đào tạo lập kế hoạch kinh doanh, trong khi nội dung về đổi mới sáng tạo (innovation) thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 5-10%. Đây là một sự thiếu hụt đáng tiếc, đặc biệt ở các trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên và công nghệ.
Trong khi đó, các trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hay Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) tại Singapore dành đến 60% chương trình giảng dạy khởi nghiệp cho nội dung về đổi mới sáng tạo và cách triển khai thực tế.
Với góc độ vừa là doanh nhân, vừa là nhà nghiên cứu về mô hình đại học khởi nghiệp, ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh, các trường đại học theo mô hình này cần tạo ra môi trường kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, cần tính toán đến cơ chế và nguồn lực để tạo lập các tổ chức độc lập như quỹ đầu tư, doanh nghiệp... trực thuộc ngay trong trường.
"Các tổ chức này có thể 'đặt hàng' với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên, rót vốn trực tiếp cho các dự án thực hiện giai đoạn thử nghiệm đến khi phát triển. Khi đó, các ý tưởng sẽ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giải quyết được các bài toán của xã hội, đồng thời tăng khả năng thương mại hóa và phát triển thành công," ông Thành đưa ra giải pháp.
Đại học khởi nghiệp là giải pháp bảo đảm nguồn lực chất lượng, ổn định cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và đến 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Điều này đã được nhấn mạnh trong Hội thảo “Đại học khởi nghiệp - Xu thế của thế giới”. Sự kiện diễn ra vào chiều ngày 16/12 do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng Công ty Đại học khởi nghiệp, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) và các trường đại học, cao đẳng trong cụm 21 đồng tổ chức.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) mang đến một luồng năng lượng mới, tạo áp lực buộc các ngành công nghiệp truyền thống phải không ngừng đổi mới để bắt kịp yêu cầu của thời đại. Thực tế cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào có số lượng doanh nghiệp KNST lớn, nền kinh tế đều có xu hướng phát triển mạnh mẽ, đồng thời nguồn thu ngân sách cũng gia tăng đáng kể.
Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Công ty Đại học Khởi nghiệp, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp KNST không chỉ đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đặc biệt, những doanh nghiệp này mang đến sức sống mới, thúc đẩy các ngành công nghiệp truyền thống liên tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý rằng, để đạt được thành công, các doanh nghiệp KNST cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ, các chính sách đầu tư phù hợp, cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản từ các trường đại học.
Thực tế chứng minh, ở những nước tiên tiến trên thế giới, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ với hơn 85% doanh nghiệp KNST xuất phát từ trường đại học. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong việc nuôi dưỡng và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.
Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn đang ảnh hưởng theo mô hình đại học truyền thống với hai vai trò chính là đào tạo và nghiên cứu. Để có sự thay đổi đáp ứng mục tiêu trên, theo ông Đặng Đức Thành, cần một mô hình giáo dục mới, mang tính đột phá, là "đại học khởi nghiệp" – nơi không chỉ dừng lại ở đào tạo, nghiên cứu mà còn là bệ phóng cho các doanh nghiệp KNST. Nếu các trường đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới mô hình này, sẽ tạo ra nhiều tác động mạnh mẽ đến kinh tế Thành phố và quốc gia.
"Đại học khởi nghiệp" là giải pháp bảo đảm nguồn lực chất lượng, ổn định cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
TS. Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng các trường đại học của Việt Nam không thể tự tách mình khỏi xu hướng của thế giới, chính là xây dựng và phát triển theo mô hình đại học khởi nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền giáo dục phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức.
Chỉ sau hơn 4 năm, Đại học Nguyễn Tất Thành tiên phong chuyển mình từ mô hình đại học ứng dụng sang đại học khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. TS. Trần Ái Cầm cho biết, lãnh đạo nhà trường chọn hướng đi táo bạo này với tầm nhìn dài hạn, dựa trên khát vọng lớn lao, sự đồng lòng và quyết tâm của toàn bộ đội ngũ.
Từ hành trình này, TS. Cầm cũng chia sẻ rằng, các trường muốn "chuyển mình" cần bắt đầu từ việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình phù hợp với nơi tại chỗ và thế mạnh. Tiếp theo, cần chuẩn bị những nguồn lực, từ cơ sở vật chất đến con người cho quá trình này.
Còn theo TS. Hoàng Thịnh Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp, cốt lõi của sự "chuyển mình" nằm ở việc khơi dậy tinh thần sáng tạo trong sinh viên, giảng viên và kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp. Thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường lao động, các trường đại học cần phải đi trước một bước, nghiên cứu và dự đoán những yêu cầu tương lai, đồng thời đào tạo lực lượng lao động có thể cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Muốn làm được điều này, chương trình đào tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên cần thay đổi triệt để.
Theo TS. Ngô Đức Thuận - Chủ tịch IP Group, hiện nay, phần lớn các môn khởi nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào đào tạo lập kế hoạch kinh doanh, trong khi nội dung về đổi mới sáng tạo (innovation) thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 5-10%. Đây là một sự thiếu hụt đáng tiếc, đặc biệt ở các trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên và công nghệ.
Trong khi đó, các trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hay Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) tại Singapore dành đến 60% chương trình giảng dạy khởi nghiệp cho nội dung về đổi mới sáng tạo và cách triển khai thực tế.
Với góc độ vừa là doanh nhân, vừa là nhà nghiên cứu về mô hình đại học khởi nghiệp, ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh, các trường đại học theo mô hình này cần tạo ra môi trường kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, cần tính toán đến cơ chế và nguồn lực để tạo lập các tổ chức độc lập như quỹ đầu tư, doanh nghiệp... trực thuộc ngay trong trường.
"Các tổ chức này có thể 'đặt hàng' với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên, rót vốn trực tiếp cho các dự án thực hiện giai đoạn thử nghiệm đến khi phát triển. Khi đó, các ý tưởng sẽ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giải quyết được các bài toán của xã hội, đồng thời tăng khả năng thương mại hóa và phát triển thành công," ông Thành đưa ra giải pháp.