Hà Nội cần tăng cường thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
08/01/2025
Hà Nội cần tăng cường thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình, đồng thời, tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Nhưng để Thủ đô thật sự trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước thì Thành phố vẫn còn rất nhiều việc phải làm.Những lợi thế để Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
Trên địa bàn Hà Nội hiện tập trung hơn 70% tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học và viện nghiên cứu của cả nước; 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, chiếm 82% số phòng thí nghiệm của cả nước. Ngoài ra, hơn 65% tổng số cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành của cả nước đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội.
TS. Vũ Thúy Anh, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đánh giá, với ưu thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước, Thủ đô Hà Nội có đầy đủ các yếu tố để trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tầm quốc gia. Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 26,32% cả nước. Thành phố hình thành 32 tổ chức ươm tạo, chiếm 38,1% cả nước, trong đó có hai Trung tâm ươm tạo do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập, quản lý và cấp kinh phí hỗ trợ. Tính đến năm 2023, Hà Nội hỗ trợ khoảng hơn 130 tỷ đồng cho các trung tâm ươm tạo.
Nổi bật là Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT) thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh các hoạt động bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện sản phẩm với định hướng thị trường, trang bị kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ gọi vốn, Vườn ươm này còn tổ chức truyền thông quảng bá cho các dự án, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh đó, thành phố có khoảng 14 tổ chức thúc đẩy kinh doanh trên tổng số 35 tổ chức của cả nước (chiếm 40%). Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huy động được 999,52 triệu USD với 99 thương vụ gọi vốn thành công.
Hiện Hà Nội cũng tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án sản xuất có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao; hỗ trợ phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới làm cơ sở thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Những hạn chế cần khắc phục
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm ưu mạo, dẫn dắt nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ sở gắn kết với hệ thống đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; là trung tâm thiết kế và cung ứng sản phẩm bền dẫn về trí tuệ nhân tạo hàng đầu của cả nước, ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới ở một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu cơ chế, chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) của Hà Nội gọi được vốn từ các quỹ đầu tư rất ít. Phần lớn chỉ là doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số, mà chưa phát triển dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo công nghệ.
Ngoài ra, chưa có sự kết nối giữa cơ sở nghiên cứu - doanh nghiệp khởi nghiệp - nhà đầu tư - doanh nghiệp - tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, để thiết lập một mạng lưới tương trợ lẫn nhau. Công tác hỗ trợ và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn diễn ra rời rạc, tính liên thông, liên kết chưa cao; hoạt động liên kết của các cá nhân khởi nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có nhiều thành viên tham gia để tạo thành các nhóm, mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp.
Thành phố còn thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, những chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ vi mạch, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo...
Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) Nguyễn Văn Khoa cho rằng, thành phố cần dành nguồn lực, tài lực và tiềm lực để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; có chương trình hợp tác quốc tế bài bản, dài hạn để thúc đẩy hợp tác đầu tư. Đặc biệt, Hà Nội không chỉ tạo cơ chế ưu đãi thu hút mà cần cân bằng hành động cùng doanh nghiệp trong thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
TS. Vũ Thúy Anh kiến nghị, cần đổi mới nhận thức về vai trò của hệ thống chính quyền Thủ đô trong hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển. Nhà nước không chỉ có chức năng định hình khung pháp lý để hình thành môi trường đầu tư, mà quan trọng là giữ vai trò tiên phong dẫn dắt hoạt động đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Do vậy, cần đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giai đoạn đầu hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhất là tài trợ, cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình, đồng thời, tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Nhưng để Thủ đô thật sự trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước thì Thành phố vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Những lợi thế để Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
Trên địa bàn Hà Nội hiện tập trung hơn 70% tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học và viện nghiên cứu của cả nước; 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, chiếm 82% số phòng thí nghiệm của cả nước. Ngoài ra, hơn 65% tổng số cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành của cả nước đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội.
TS. Vũ Thúy Anh, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đánh giá, với ưu thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước, Thủ đô Hà Nội có đầy đủ các yếu tố để trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tầm quốc gia. Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 26,32% cả nước. Thành phố hình thành 32 tổ chức ươm tạo, chiếm 38,1% cả nước, trong đó có hai Trung tâm ươm tạo do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập, quản lý và cấp kinh phí hỗ trợ. Tính đến năm 2023, Hà Nội hỗ trợ khoảng hơn 130 tỷ đồng cho các trung tâm ươm tạo.
Nổi bật là Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT) thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh các hoạt động bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện sản phẩm với định hướng thị trường, trang bị kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ gọi vốn, Vườn ươm này còn tổ chức truyền thông quảng bá cho các dự án, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh đó, thành phố có khoảng 14 tổ chức thúc đẩy kinh doanh trên tổng số 35 tổ chức của cả nước (chiếm 40%). Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huy động được 999,52 triệu USD với 99 thương vụ gọi vốn thành công.
Hiện Hà Nội cũng tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án sản xuất có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao; hỗ trợ phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới làm cơ sở thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Những hạn chế cần khắc phục
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm ưu mạo, dẫn dắt nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ sở gắn kết với hệ thống đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; là trung tâm thiết kế và cung ứng sản phẩm bền dẫn về trí tuệ nhân tạo hàng đầu của cả nước, ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới ở một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu cơ chế, chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) của Hà Nội gọi được vốn từ các quỹ đầu tư rất ít. Phần lớn chỉ là doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số, mà chưa phát triển dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo công nghệ.
Ngoài ra, chưa có sự kết nối giữa cơ sở nghiên cứu - doanh nghiệp khởi nghiệp - nhà đầu tư - doanh nghiệp - tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, để thiết lập một mạng lưới tương trợ lẫn nhau. Công tác hỗ trợ và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn diễn ra rời rạc, tính liên thông, liên kết chưa cao; hoạt động liên kết của các cá nhân khởi nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có nhiều thành viên tham gia để tạo thành các nhóm, mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp.
Thành phố còn thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, những chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ vi mạch, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo...
Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) Nguyễn Văn Khoa cho rằng, thành phố cần dành nguồn lực, tài lực và tiềm lực để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; có chương trình hợp tác quốc tế bài bản, dài hạn để thúc đẩy hợp tác đầu tư. Đặc biệt, Hà Nội không chỉ tạo cơ chế ưu đãi thu hút mà cần cân bằng hành động cùng doanh nghiệp trong thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
TS. Vũ Thúy Anh kiến nghị, cần đổi mới nhận thức về vai trò của hệ thống chính quyền Thủ đô trong hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển. Nhà nước không chỉ có chức năng định hình khung pháp lý để hình thành môi trường đầu tư, mà quan trọng là giữ vai trò tiên phong dẫn dắt hoạt động đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Do vậy, cần đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giai đoạn đầu hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhất là tài trợ, cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.