09/04/2025
Làm thế nào để tránh xung đột giữa những người đồng sáng lập startupXung đột giữa những người đồng sáng lập có thể dẫn đến căng thẳng nghiêm trọng nếu không được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả. Việc tháo gỡ nút thắt này ngay từ khi bắt đầu là chìa khóa để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng bền vững của công ty khởi nghiệp. Trong thế giới khởi nghiệp sôi động và đầy rẫy những khó khăn, rào cản, những người đồng sáng lập đóng vai trò nền tảng, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Tuy nhiên, khi công ty bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, những thách thức mới thường nảy sinh. Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể dẫn đến căng thẳng nghiêm trọng nếu không được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả. Việc tháo gỡ nút thắt này ngay từ khi bắt đầu là chìa khóa để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng bền vững của công ty khởi nghiệp. Bài viết gợi ý một số chiến lược hiệu quả giúp giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập, bảo đảm rằng dự án tiếp tục đi đúng hướng và thành công.
Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa những người đồng sáng lập
Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của một công ty khởi nghiệp. Hiểu rõ bản chất, nguyên nhân phổ biến nhất là bước đầu tiên để hạn chế xung đột.
Tầm nhìn dài hạn khác nhau: Mặc dù có cùng ý tưởng ban đầu nhưng kế hoạch và tầm nhìn của những người đồng sáng lập đối với tương lai của công ty có thể khác nhau, thay đổi theo thời gian.
Giao tiếp kém: Sự thiếu rõ ràng về vai trò và trách nhiệm có thể gây ra hiểu lầm và căng thẳng nội bộ.
Bất đồng trong việc phân phối cổ phần: Tranh chấp về số vốn cổ phần trong công ty và bài toán tài chính có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Tài chính và sử dụng nguồn lực: Các quyết định về cách quản lý quỹ và đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau của công ty có thể tạo ra xung đột nếu chúng không phù hợp với mong đợi của tất cả những người đồng sáng lập.
Những ví dụ điển hình về xung đột
Không sắp xếp các ưu tiên: Việc không sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công việc có thể tạo ra căng thẳng giữa những người đồng sáng lập. Ví dụ: trong khi đối tác kỹ thuật tập trung phát triển sản phẩm thì đối tác kinh doanh có thể tập trung vào việc mở rộng thị trường.
Tranh chấp về chiến lược tăng trưởng: Xảy ra khi một trong các bên có thể muốn mở rộng ra thị trường quốc tế trong khi (các) bên kia muốn củng cố vị thế của doanh nghiệp trước tiên tại thị trường địa phương.
Các chiến lược chính nhằm hạn chế xung đột
Các công ty khởi nghiệp thành công được điều hành bởi những người sáng lập không sợ xung đột và đã học cách chấp nhận nó. Trên thực tế, để có một mối quan hệ kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, các đối tác cần học cách tranh luận một cách công bằng và thiện chí để đưa ra giải pháp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận.
Để ngăn chặn những xung đột vẫn có thể gây tổn thất cho sự thành công của công ty khởi nghiệp, việc áp dụng các chiến lược nhằm hạn chế và xử lý hiệu quả là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý về cách tiếp cận thiết thực giúp ngăn chặn xung đột giữa những người đồng sáng lập.
Xây Dựng Một Kế Hoạch Hành Động
Một trong những bước quan trọng nhất để tránh xung đột là phải xác định rõ thỏa thuận đồng sáng lập ngay từ đầu. Tài liệu này sẽ chính thức hóa vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng của mỗi bên đối với sự phát triển của công ty. Một số yếu tố chính cần có trong bản thỏa thuận bao gồm:
Vai trò và trách nhiệm: Nêu chi tiết rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của từng người đồng sáng lập ngay từ ngày đầu.
Phân phối vốn chủ sở hữu: Nêu rõ cách thức phân chia cổ phần và lợi ích trong công ty, bảo đảm mọi người đều đồng thuận.
Quá trình ra quyết định: Xác định các quyết định chiến lược quan trọng sẽ được đưa ra như thế nào, chẳng hạn như sự tham gia của các nhà đầu tư, tuyển dụng nhân sự chủ chốt hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.
Điều khoản về thoái vốn: Thiết lập một cam kết trong trường hợp một trong những người đồng sáng lập quyết định rời khỏi công ty khởi nghiệp.
Truyền Thông Liên Tục Và Hiệu Quả
Giao tiếp cởi mở và thường xuyên là một trong những cách giải quyết cần thiết và hiệu quả, giúp tránh căng thẳng khi khởi nghiệp. Sự minh bạch và trung thực giữa những người đồng sáng lập là chìa khóa cho sự hợp tác thành công.
Lên lịch các cuộc họp thường xuyên để thảo luận về tiến độ, các thách thức và giải quyết sớm mọi bất đồng tiềm ẩn, đồng thời thống nhất về mục tiêu và kế hoạch của công ty khởi nghiệp.
Xác Định Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Của Công Ty
Những người đồng sáng lập phải có tầm nhìn và sứ mệnh dài hạn của công ty. Việc xác định các giá trị, văn hóa và mục tiêu dài hạn ngay từ đầu sẽ bảo đảm rằng mọi người đều hướng tới cùng một mục tiêu.
Các nội dung thảo luận có thể bao gồm: văn hóa công ty, tăng trưởng dài hạn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Việc bảo đảm rằng tất cả những người đồng sáng lập đều có chung tầm nhìn sẽ tránh được mâu thuẫn khi đưa ra những quyết định quan trọng.
Cách Giải Quyết Xung Đột Giữa Những Người Đồng Sáng Lập
Ngay cả khi áp dụng mọi biện pháp nhằm hạn chế, những xung đột không mong muốn vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, những người đồng sáng lập có thể cân nhắc đến một số giải pháp sau:
Tìm Kiếm Sự Hòa Giải Từ Bên Thứ Ba
Trong trường hợp những người đồng sáng lập không thể đạt được thỏa thuận, nhờ đến một người hòa giải khách quan có thể là một giải pháp hiệu quả. Một luật sư hoặc nhà tư vấn chuyên môn có kinh nghiệm khởi nghiệp có thể giúp giải quyết những xung đột khó khăn thông qua thiết lập các cuộc trò chuyện, thảo luận để các bên bày tỏ và chia sẻ quan điểm.
Việc có sự tham gia giúp đỡ của bên thứ ba giúp ngăn chặn, quản lý cảm xúc hiệu quả, cân trọng việc giải quyết xung đột, tập trung chủ yếu vào lợi ích của công ty khởi nghiệp.
Luật Sư Chuyên Về Khởi Nghiệp
Khi xung đột trở nên leo thang, hoặc liên quan đến các khía cạnh pháp lý phức tạp, cần thiết phải có sự hỗ trợ của luật sư khởi nghiệp. Một luật sư giỏi có thể đưa ra các giải pháp pháp lý, hòa giải các cuộc đàm phán và bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên được bảo vệ.
Tính Linh Hoạt Và Sẵn Sàng Thỏa Hiệp
Linh hoạt và sẵn sàng đàm phán có thể ngăn xung đột biến thành tranh chấp không thể hòa giải. Tính linh hoạt là chìa khóa trong bất kỳ mối quan hệ nghề nghiệp nào, đặc biệt là khi những người đồng sáng lập có tầm nhìn khác nhau.
Lắng nghe quan điểm, mối quan tâm của nhau và sẵn sàng thỏa hiệp trong một số vấn đề nhất định có thể giải quyết nhiều xung đột một cách nhanh chóng.
Lợi Ích Của Việc Tránh Xung Đột Trong Khởi Nghiệp
Nỗ lực nhằm tránh hoặc giải quyết xung đột không chỉ giúp duy trì mối quan hệ giữa những người đồng sáng lập mà còn mang lại một số lợi ích khi khởi nghiệp như sau:
Cải thiện hiệu suất nhóm: Một môi trường không căng thẳng sẽ là yếu tố góp phần cải thiện năng suất và khuyến khích sự hợp tác.
Ổn định kinh doanh tốt hơn: Các công ty khởi nghiệp quản lý tốt vấn đề xung đột sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn trước những thay đổi và vấn đề của thị trường.
Tránh phân nhiễu: Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể làm xao lãng các mục tiêu kinh doanh. Bằng cách giải quyết chúng một cách nhanh chóng, nhóm có thể tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.
Trên thực tế, xung đột trong khởi nghiệp là vấn đề thường xuyên. Nhiều doanh nhân đã rời khỏi công ty chỉ vì những tranh cãi nội bộ, có những người buộc phải mua lại cổ phần hoặc thậm chí tuyên bố bỏ cuộc. Nhiều nhà lãnh đạo khởi nghiệp đã rời doanh nghiệp cho biết sự chia tay của những người đồng sáng lập là do sự khác biệt về quan điểm và định hướng của công ty, trong khi số khác cảm thấy đó là vì đối tác rời công ty trước đó đã không chia sẻ các giá trị của liên doanh.
Gợi Ý Giúp Thiết Lập Ranh Giới Và Điều Hướng
Dưới đây là năm gợi ý giúp thiết lập ranh giới và định hướng, giúp giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập:
Lập danh sách tất cả các lĩnh vực cần thiết cho doanh nghiệp. Sau đó xác định vai trò và trách nhiệm cho từng cá nhân có kinh nghiệm, chuyên môn ở mỗi lĩnh vực.
Khi đưa ra một quyết định quan trọng, những người đồng sáng lập nên lắng nghe ý kiến và quan điểm của nhau. Khi người chịu trách nhiệm về quyết định hướng đi, mọi tranh luận sẽ kết thúc.
Đồng ý tiến lên. Những tranh cãi liên tục sẽ chỉ dẫn đến sự thiếu tin tưởng lẫn nhau làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn.
Đừng để bất đồng trở nên trầm trọng hơn. Những nhà đồng sáng lập cần nói chuyện thẳng thắn ngay khi những bất đồng, xung đột nảy sinh. Nếu không, những xung đột lớn sẽ trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn sau này.
Không nên chọn đồng hành cùng một người đồng sáng lập hoàn toàn trái ngược. Nhiều người nghĩ rằng một người đồng sáng lập thích hợp phải là người hoàn toàn trái ngược với họ để có thể khởi nghiệp thành công. Nhưng thực tế là họ cần chia sẻ các giá trị cốt lõi như đạo đức nghề nghiệp với đối tác kinh doanh của mình. Nếu không sẽ rất khó có thể dành thời gian làm việc cùng nhau. Hãy thể hiện và bảo đảm sự tôn trọng cách tiếp cận kinh doanh, tính cách và kỹ năng giữa những người đồng sáng lập.
Có thể thấy rằng, việc ngăn chặn và giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập là nhiều cấu thiết yếu, đóng góp vào sự thành công của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Bằng cách thiết lập các thỏa thuận rõ ràng, duy trì giao tiếp cởi mở và tìm kiếm sự hòa giải khi cần thiết, những người đồng sáng lập có thể làm việc cùng nhau hiệu quả và bảo đảm sự ổn định trong kinh doanh.
Nguồn: Cục Thông tin, Thống kê - Bộ Khoa học và Công nghệ
Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể dẫn đến căng thẳng nghiêm trọng nếu không được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả. Việc tháo gỡ nút thắt này ngay từ khi bắt đầu là chìa khóa để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng bền vững của công ty khởi nghiệp.
Trong thế giới khởi nghiệp sôi động và đầy rẫy những khó khăn, rào cản, những người đồng sáng lập đóng vai trò nền tảng, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Tuy nhiên, khi công ty bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, những thách thức mới thường nảy sinh. Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể dẫn đến căng thẳng nghiêm trọng nếu không được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả. Việc tháo gỡ nút thắt này ngay từ khi bắt đầu là chìa khóa để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng bền vững của công ty khởi nghiệp. Bài viết gợi ý một số chiến lược hiệu quả giúp giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập, bảo đảm rằng dự án tiếp tục đi đúng hướng và thành công.
Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa những người đồng sáng lập
Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của một công ty khởi nghiệp. Hiểu rõ bản chất, nguyên nhân phổ biến nhất là bước đầu tiên để hạn chế xung đột.
Tầm nhìn dài hạn khác nhau: Mặc dù có cùng ý tưởng ban đầu nhưng kế hoạch và tầm nhìn của những người đồng sáng lập đối với tương lai của công ty có thể khác nhau, thay đổi theo thời gian.
Giao tiếp kém: Sự thiếu rõ ràng về vai trò và trách nhiệm có thể gây ra hiểu lầm và căng thẳng nội bộ.
Bất đồng trong việc phân phối cổ phần: Tranh chấp về số vốn cổ phần trong công ty và bài toán tài chính có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Tài chính và sử dụng nguồn lực: Các quyết định về cách quản lý quỹ và đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau của công ty có thể tạo ra xung đột nếu chúng không phù hợp với mong đợi của tất cả những người đồng sáng lập.
Những ví dụ điển hình về xung đột
Không sắp xếp các ưu tiên: Việc không sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công việc có thể tạo ra căng thẳng giữa những người đồng sáng lập. Ví dụ: trong khi đối tác kỹ thuật tập trung phát triển sản phẩm thì đối tác kinh doanh có thể tập trung vào việc mở rộng thị trường.
Tranh chấp về chiến lược tăng trưởng: Xảy ra khi một trong các bên có thể muốn mở rộng ra thị trường quốc tế trong khi (các) bên kia muốn củng cố vị thế của doanh nghiệp trước tiên tại thị trường địa phương.
Các chiến lược chính nhằm hạn chế xung đột
Các công ty khởi nghiệp thành công được điều hành bởi những người sáng lập không sợ xung đột và đã học cách chấp nhận nó. Trên thực tế, để có một mối quan hệ kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, các đối tác cần học cách tranh luận một cách công bằng và thiện chí để đưa ra giải pháp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận.
Để ngăn chặn những xung đột vẫn có thể gây tổn thất cho sự thành công của công ty khởi nghiệp, việc áp dụng các chiến lược nhằm hạn chế và xử lý hiệu quả là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý về cách tiếp cận thiết thực giúp ngăn chặn xung đột giữa những người đồng sáng lập.
Xây Dựng Một Kế Hoạch Hành Động
Một trong những bước quan trọng nhất để tránh xung đột là phải xác định rõ thỏa thuận đồng sáng lập ngay từ đầu. Tài liệu này sẽ chính thức hóa vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng của mỗi bên đối với sự phát triển của công ty. Một số yếu tố chính cần có trong bản thỏa thuận bao gồm:
-
Vai trò và trách nhiệm: Nêu chi tiết rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của từng người đồng sáng lập ngay từ ngày đầu.
-
Phân phối vốn chủ sở hữu: Nêu rõ cách thức phân chia cổ phần và lợi ích trong công ty, bảo đảm mọi người đều đồng thuận.
-
Quá trình ra quyết định: Xác định các quyết định chiến lược quan trọng sẽ được đưa ra như thế nào, chẳng hạn như sự tham gia của các nhà đầu tư, tuyển dụng nhân sự chủ chốt hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.
-
Điều khoản về thoái vốn: Thiết lập một cam kết trong trường hợp một trong những người đồng sáng lập quyết định rời khỏi công ty khởi nghiệp.
Truyền Thông Liên Tục Và Hiệu Quả
Giao tiếp cởi mở và thường xuyên là một trong những cách giải quyết cần thiết và hiệu quả, giúp tránh căng thẳng khi khởi nghiệp. Sự minh bạch và trung thực giữa những người đồng sáng lập là chìa khóa cho sự hợp tác thành công.
Lên lịch các cuộc họp thường xuyên để thảo luận về tiến độ, các thách thức và giải quyết sớm mọi bất đồng tiềm ẩn, đồng thời thống nhất về mục tiêu và kế hoạch của công ty khởi nghiệp.
Xác Định Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Của Công Ty
Những người đồng sáng lập phải có tầm nhìn và sứ mệnh dài hạn của công ty. Việc xác định các giá trị, văn hóa và mục tiêu dài hạn ngay từ đầu sẽ bảo đảm rằng mọi người đều hướng tới cùng một mục tiêu.
Các nội dung thảo luận có thể bao gồm: văn hóa công ty, tăng trưởng dài hạn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Việc bảo đảm rằng tất cả những người đồng sáng lập đều có chung tầm nhìn sẽ tránh được mâu thuẫn khi đưa ra những quyết định quan trọng.
Cách Giải Quyết Xung Đột Giữa Những Người Đồng Sáng Lập
Ngay cả khi áp dụng mọi biện pháp nhằm hạn chế, những xung đột không mong muốn vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, những người đồng sáng lập có thể cân nhắc đến một số giải pháp sau:
Tìm Kiếm Sự Hòa Giải Từ Bên Thứ Ba
Trong trường hợp những người đồng sáng lập không thể đạt được thỏa thuận, nhờ đến một người hòa giải khách quan có thể là một giải pháp hiệu quả. Một luật sư hoặc nhà tư vấn chuyên môn có kinh nghiệm khởi nghiệp có thể giúp giải quyết những xung đột khó khăn thông qua thiết lập các cuộc trò chuyện, thảo luận để các bên bày tỏ và chia sẻ quan điểm.
Việc có sự tham gia giúp đỡ của bên thứ ba giúp ngăn chặn, quản lý cảm xúc hiệu quả, cân trọng việc giải quyết xung đột, tập trung chủ yếu vào lợi ích của công ty khởi nghiệp.
Luật Sư Chuyên Về Khởi Nghiệp
Khi xung đột trở nên leo thang, hoặc liên quan đến các khía cạnh pháp lý phức tạp, cần thiết phải có sự hỗ trợ của luật sư khởi nghiệp. Một luật sư giỏi có thể đưa ra các giải pháp pháp lý, hòa giải các cuộc đàm phán và bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên được bảo vệ.
Tính Linh Hoạt Và Sẵn Sàng Thỏa Hiệp
Linh hoạt và sẵn sàng đàm phán có thể ngăn xung đột biến thành tranh chấp không thể hòa giải. Tính linh hoạt là chìa khóa trong bất kỳ mối quan hệ nghề nghiệp nào, đặc biệt là khi những người đồng sáng lập có tầm nhìn khác nhau.
Lắng nghe quan điểm, mối quan tâm của nhau và sẵn sàng thỏa hiệp trong một số vấn đề nhất định có thể giải quyết nhiều xung đột một cách nhanh chóng.
Lợi Ích Của Việc Tránh Xung Đột Trong Khởi Nghiệp
Nỗ lực nhằm tránh hoặc giải quyết xung đột không chỉ giúp duy trì mối quan hệ giữa những người đồng sáng lập mà còn mang lại một số lợi ích khi khởi nghiệp như sau:
-
Cải thiện hiệu suất nhóm: Một môi trường không căng thẳng sẽ là yếu tố góp phần cải thiện năng suất và khuyến khích sự hợp tác.
-
Ổn định kinh doanh tốt hơn: Các công ty khởi nghiệp quản lý tốt vấn đề xung đột sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn trước những thay đổi và vấn đề của thị trường.
-
Tránh phân nhiễu: Xung đột giữa những người đồng sáng lập có thể làm xao lãng các mục tiêu kinh doanh. Bằng cách giải quyết chúng một cách nhanh chóng, nhóm có thể tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.
Trên thực tế, xung đột trong khởi nghiệp là vấn đề thường xuyên. Nhiều doanh nhân đã rời khỏi công ty chỉ vì những tranh cãi nội bộ, có những người buộc phải mua lại cổ phần hoặc thậm chí tuyên bố bỏ cuộc. Nhiều nhà lãnh đạo khởi nghiệp đã rời doanh nghiệp cho biết sự chia tay của những người đồng sáng lập là do sự khác biệt về quan điểm và định hướng của công ty, trong khi số khác cảm thấy đó là vì đối tác rời công ty trước đó đã không chia sẻ các giá trị của liên doanh.
Gợi Ý Giúp Thiết Lập Ranh Giới Và Điều Hướng
Dưới đây là năm gợi ý giúp thiết lập ranh giới và định hướng, giúp giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập:
-
Lập danh sách tất cả các lĩnh vực cần thiết cho doanh nghiệp. Sau đó xác định vai trò và trách nhiệm cho từng cá nhân có kinh nghiệm, chuyên môn ở mỗi lĩnh vực.
-
Khi đưa ra một quyết định quan trọng, những người đồng sáng lập nên lắng nghe ý kiến và quan điểm của nhau. Khi người chịu trách nhiệm về quyết định hướng đi, mọi tranh luận sẽ kết thúc.
-
Đồng ý tiến lên. Những tranh cãi liên tục sẽ chỉ dẫn đến sự thiếu tin tưởng lẫn nhau làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn.
-
Đừng để bất đồng trở nên trầm trọng hơn. Những nhà đồng sáng lập cần nói chuyện thẳng thắn ngay khi những bất đồng, xung đột nảy sinh. Nếu không, những xung đột lớn sẽ trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn sau này.
-
Không nên chọn đồng hành cùng một người đồng sáng lập hoàn toàn trái ngược. Nhiều người nghĩ rằng một người đồng sáng lập thích hợp phải là người hoàn toàn trái ngược với họ để có thể khởi nghiệp thành công. Nhưng thực tế là họ cần chia sẻ các giá trị cốt lõi như đạo đức nghề nghiệp với đối tác kinh doanh của mình. Nếu không sẽ rất khó có thể dành thời gian làm việc cùng nhau. Hãy thể hiện và bảo đảm sự tôn trọng cách tiếp cận kinh doanh, tính cách và kỹ năng giữa những người đồng sáng lập.
Có thể thấy rằng, việc ngăn chặn và giải quyết xung đột giữa những người đồng sáng lập là nhiều cấu thiết yếu, đóng góp vào sự thành công của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Bằng cách thiết lập các thỏa thuận rõ ràng, duy trì giao tiếp cởi mở và tìm kiếm sự hòa giải khi cần thiết, những người đồng sáng lập có thể làm việc cùng nhau hiệu quả và bảo đảm sự ổn định trong kinh doanh.
Nguồn: Cục Thông tin, Thống kê - Bộ Khoa học và Công nghệ