07/05/2025
Thanh niên Việt Nam với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sốChiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).
Chương trình Đối thoại là dịp để Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp cũng như khát vọng vươn lên làm chủ kế hoạch để phát triển đất nước.
Sự kiện được tổ chức thể hiện trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, cá nhân Thủ tướng Chính phủ với thanh niên, nhằm phát huy hơn nữa tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham dự sự kiện có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 300 đại biểu thanh niên đại diện cho hơn 20 triệu thanh niên cả nước.
Phát biểu ý kiến khai mạc Chương trình, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, năm 2024 ghi nhận sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ blockchain đã ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Chính phủ và doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa các nền tảng số vào quản lý và sản xuất dịch vụ, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều tài năng trẻ với các ý tưởng đột phá. Những thành tựu này góp phần tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại trên nền tảng số (EPC) Bùi Thế Quyền về các giải pháp của Chính phủ để số doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học, công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng gấp 2 lần so với năm 2020, mà Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đề ra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương thông tin, chỉ số đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ của Việt Nam năm 2024 đã tăng 2 bậc, lên vị trí 44.
Thứ trưởng nhấn mạnh: So sánh với các nước cùng trình độ và có mức thu nhập trung bình thấp, nước ta đứng thứ 2 sau Ấn Độ. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Qua đó cho thấy nền tảng, cơ hội cũng như điều kiện để Việt Nam thúc đẩy gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như doanh nghiệp do thanh niên có thể đảm nhiệm là hoàn toàn có thể. Theo Thứ trưởng, giải pháp mang tính nền tảng và cốt lõi nhất chính là thanh niên thực sự tham gia vào quá trình này.
Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện thể chế, được coi là “giải pháp đột phá của đột phá”.
Hiện nay, trong bối cảnh công tác hoàn thiện thể chế đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều luật đang được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Việc hoàn thiện thể chế đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ mang tính cởi trói, khích lệ với các doanh nghiệp này.
Giải pháp thứ hai là tăng cường đầu tư đối với hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đặc biệt là hạ tầng dùng chung thông qua phương thức hợp tác công tư.
Giải pháp thứ ba là giải pháp về nguồn nhân lực. Theo đại diện Bộ Tài chính, đào tạo nguồn nhân lực có 3 trụ cột chính, là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài từ nước ngoài về làm việc cho Việt Nam; đào tạo trong nước; và kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo lao động có kỹ năng, kỹ thuật để sử dụng ngay.
Giải pháp thứ tư là thúc đẩy, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, bởi đây là khu vực có tiềm năng, nguồn lực lớn để đầu tư cho khoa học công nghệ.
Giải pháp thứ năm là tạo môi trường, cụ thể là khuyến khích, xây dựng các môi trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là vườn ươm, trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo môi trường tốt cho thanh niên hoạt động trong khu vực này. Ngoài ra, việc xây dựng chính sách khuyến khích để tạo đầu ra cho doanh nghiệp khởi nghiệp, là sản phẩm của doanh nghiệp được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia thương mại hóa cũng rất cần thiết.
Duy trì đối thoại với thanh niên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, muốn phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mạnh hơn, nhiều hơn, trước tiên cần phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp phát triển, với một số nội dung quan trọng, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, bao gồm:
Thứ nhất, thể chế phải thông thoáng: đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy để giảm khâu trung gian; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí tuân thủ.
Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược vừa tạo không gian phát triển mới, vừa tạo giá trị gia tăng mới của đất đai, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, du lịch mới; đặc biệt là hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng năng lượng… từ đó, giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, thích ứng với các ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, chúng ta đang xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế; cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân để phát triển; cùng với cơ chế, chính sách thì phải luật hóa.
Bàn về vai trò quan trọng của sinh viên và lực lượng có trình độ sau đại học lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hóa học, kỹ thuật và công nghệ then chốt để tham gia phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, mỗi nhóm nhân lực có một vai trò riêng và đều có đóng góp rất quan trọng.
Theo Bộ trưởng, hiện tại số lượng nhân lực trong lĩnh vực STEM vẫn đang phát triển mạnh và đầy triển vọng. Tuy nhiên, muốn phát triển nhanh và bền vững, thu hút các doanh nghiệp FDI, cũng như các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật cao, thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, cần số lượng lớn hơn, đặc biệt là chất lượng cao hơn nữa, mới có thể đáp ứng được sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng định hướng đầu tư phát triển các trường đại học cùng rất nhiều chính sách nhằm động viên, khuyến khích các bạn trẻ tham gia học các lĩnh vực này, trong đó gồm những chính sách hỗ trợ học bổng cho người học, các chỉ tiêu khuyến khích cũng như thu hút chuyên gia ở nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam.
Thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế rằng chúng ta chưa phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực khoa học, trong đó các ngành khoa học cơ bản chưa phát triển đúng yêu cầu phát triển đất nước và xu thế phát triển của thời đại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, như chính sách vinh danh, chính sách học bổng cho các sinh viên, nghiên cứu sinh theo đuổi đam mê. Tương tự, với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thể dục thể thao, văn hóa, công nghiệp giải trí cũng như vậy.
Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định cần đào tạo đội ngũ giáo viên với tinh thần nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh sinh viên là trung tâm. "Nếu tôi có đam mê với khoa học cơ bản nhưng tôi có khó khăn thì tôi rất dễ chuyển sang học các lĩnh vực khác", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về câu hỏi liên quan hợp tác quốc tế, Thủ tướng cho biết, chúng ta đang thúc đẩy hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thông qua kêu gọi, thu hút vốn đầu tư FDI với các cơ chế, chính sách phù hợp kết hợp với đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng, nâng cao năng lực quản trị…
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa tăng 8 hạng trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới, xếp thứ 46 toàn cầu, là mức cao nhất từ trước tới nay và cao thứ hai ở Đông Nam Á, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta có hai mục tiêu lớn là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nguồn: Cục Thông tin, Thống kê - Bộ Khoa học và Công nghệ
Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).
Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).
Chương trình Đối thoại là dịp để Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp cũng như khát vọng vươn lên làm chủ kế hoạch để phát triển đất nước.
Sự kiện được tổ chức thể hiện trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, cá nhân Thủ tướng Chính phủ với thanh niên, nhằm phát huy hơn nữa tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham dự sự kiện có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 300 đại biểu thanh niên đại diện cho hơn 20 triệu thanh niên cả nước.
Phát biểu ý kiến khai mạc Chương trình, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, năm 2024 ghi nhận sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ blockchain đã ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Chính phủ và doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa các nền tảng số vào quản lý và sản xuất dịch vụ, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều tài năng trẻ với các ý tưởng đột phá. Những thành tựu này góp phần tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại trên nền tảng số (EPC) Bùi Thế Quyền về các giải pháp của Chính phủ để số doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học, công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng gấp 2 lần so với năm 2020, mà Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đề ra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương thông tin, chỉ số đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ của Việt Nam năm 2024 đã tăng 2 bậc, lên vị trí 44.
Thứ trưởng nhấn mạnh: So sánh với các nước cùng trình độ và có mức thu nhập trung bình thấp, nước ta đứng thứ 2 sau Ấn Độ. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Qua đó cho thấy nền tảng, cơ hội cũng như điều kiện để Việt Nam thúc đẩy gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như doanh nghiệp do thanh niên có thể đảm nhiệm là hoàn toàn có thể. Theo Thứ trưởng, giải pháp mang tính nền tảng và cốt lõi nhất chính là thanh niên thực sự tham gia vào quá trình này.
Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện thể chế, được coi là “giải pháp đột phá của đột phá”.
Hiện nay, trong bối cảnh công tác hoàn thiện thể chế đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều luật đang được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Việc hoàn thiện thể chế đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ mang tính cởi trói, khích lệ với các doanh nghiệp này.
Giải pháp thứ hai là tăng cường đầu tư đối với hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đặc biệt là hạ tầng dùng chung thông qua phương thức hợp tác công tư.
Giải pháp thứ ba là giải pháp về nguồn nhân lực. Theo đại diện Bộ Tài chính, đào tạo nguồn nhân lực có 3 trụ cột chính, là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài từ nước ngoài về làm việc cho Việt Nam; đào tạo trong nước; và kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo lao động có kỹ năng, kỹ thuật để sử dụng ngay.
Giải pháp thứ tư là thúc đẩy, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, bởi đây là khu vực có tiềm năng, nguồn lực lớn để đầu tư cho khoa học công nghệ.
Giải pháp thứ năm là tạo môi trường, cụ thể là khuyến khích, xây dựng các môi trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là vườn ươm, trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo môi trường tốt cho thanh niên hoạt động trong khu vực này. Ngoài ra, việc xây dựng chính sách khuyến khích để tạo đầu ra cho doanh nghiệp khởi nghiệp, là sản phẩm của doanh nghiệp được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia thương mại hóa cũng rất cần thiết.
Duy trì đối thoại với thanh niên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, muốn phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mạnh hơn, nhiều hơn, trước tiên cần phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp phát triển, với một số nội dung quan trọng, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, bao gồm:
- Thứ nhất, thể chế phải thông thoáng: đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy để giảm khâu trung gian; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí tuân thủ.
- Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược vừa tạo không gian phát triển mới, vừa tạo giá trị gia tăng mới của đất đai, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, du lịch mới; đặc biệt là hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng năng lượng… từ đó, giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
- Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, thích ứng với các ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, chúng ta đang xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế; cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân để phát triển; cùng với cơ chế, chính sách thì phải luật hóa.
Bàn về vai trò quan trọng của sinh viên và lực lượng có trình độ sau đại học lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hóa học, kỹ thuật và công nghệ then chốt để tham gia phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, mỗi nhóm nhân lực có một vai trò riêng và đều có đóng góp rất quan trọng.
Theo Bộ trưởng, hiện tại số lượng nhân lực trong lĩnh vực STEM vẫn đang phát triển mạnh và đầy triển vọng. Tuy nhiên, muốn phát triển nhanh và bền vững, thu hút các doanh nghiệp FDI, cũng như các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật cao, thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, cần số lượng lớn hơn, đặc biệt là chất lượng cao hơn nữa, mới có thể đáp ứng được sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng định hướng đầu tư phát triển các trường đại học cùng rất nhiều chính sách nhằm động viên, khuyến khích các bạn trẻ tham gia học các lĩnh vực này, trong đó gồm những chính sách hỗ trợ học bổng cho người học, các chỉ tiêu khuyến khích cũng như thu hút chuyên gia ở nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam.
Thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế rằng chúng ta chưa phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực khoa học, trong đó các ngành khoa học cơ bản chưa phát triển đúng yêu cầu phát triển đất nước và xu thế phát triển của thời đại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, như chính sách vinh danh, chính sách học bổng cho các sinh viên, nghiên cứu sinh theo đuổi đam mê. Tương tự, với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thể dục thể thao, văn hóa, công nghiệp giải trí cũng như vậy.
Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định cần đào tạo đội ngũ giáo viên với tinh thần nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh sinh viên là trung tâm. "Nếu tôi có đam mê với khoa học cơ bản nhưng tôi có khó khăn thì tôi rất dễ chuyển sang học các lĩnh vực khác", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về câu hỏi liên quan hợp tác quốc tế, Thủ tướng cho biết, chúng ta đang thúc đẩy hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thông qua kêu gọi, thu hút vốn đầu tư FDI với các cơ chế, chính sách phù hợp kết hợp với đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng, nâng cao năng lực quản trị…
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa tăng 8 hạng trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới, xếp thứ 46 toàn cầu, là mức cao nhất từ trước tới nay và cao thứ hai ở Đông Nam Á, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta có hai mục tiêu lớn là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nguồn: Cục Thông tin, Thống kê - Bộ Khoa học và Công nghệ