18/08/2018
Nhà khoa học gian nan khởi nghiệp“Người làm khoa học thường có đủ đam mê cũng như sự dấn thân, nhưng lại thiếu kinh nghiệm thương trường. Muốn khởi nghiệp thành công, cần có những người bạn đồng hành thấu hiểu và thuộc nhiều lĩnh vực khác để bổ sung cho nhau”, nhà khoa học, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyết trải lòng về hành trình khởi nghiệp của mình.Tâm huyết chỉ là điều kiện cần
Bảy năm trước, ThS. Tuyết cùng một nhóm giảng viên đại học quyết định thành lập Công ty CP Công nghệ Gen-Viet Tất Thành với định hướng mang khoa học ứng dụng vào đời sống để sản xuất những sản phẩm “made in Vietnam” có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhóm người nhiều năm quen với công việc ở giảng đường và phòng thí nghiệm đã không ngại cuốc đất trồng rau, phủ xanh hàng chục hecta đất đồi để ứng dụng các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào thực tế. Một trong những sản phẩm thành công nhất của Gen-Viet lúc đó là trà khổ qua Karantina giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, kháng virus, ngừa ung thư hay giải độc gan.
“Việt Nam có lợi thế rất lớn về các loại thảo dược, chúng ta cũng có rất nhiều nhà khoa học được đào tạo bài bản, có năng lực nghiên cứu về dược liệu cũng như bào chế hay công nghiệp dược, có thể sản xuất được các sản phẩm tốt cho sức khỏe với chất lượng ngang tầm các nước.
Việc xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài rồi nhập lại thành phẩm sẽ không tạo ra giá trị gia tăng cao cho Việt Nam”, ThS. Tuyết bày tỏ quan điểm. Với niềm tin này mà trong suốt ba năm ròng rã, các thành viên của Gen-Viet đã ngày đêm túc trực ở phòng thí nghiệm cải tiến công thức, cân đo tỷ lệ từng loại nguyên vật liệu… Rất nhiều mẻ trà đã phải đổ bỏ trước khi có được một hỗn hợp trà đắng, cay nhưng có cả vị ngọt bùi và thơm ngon, hấp dẫn.
Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, họ tự trồng khổ qua, lá bạc hà và cỏ ngọt. Mong muốn xây dựng một công ty với các sản phẩm cũng như dịch vụ đều đạt chất lượng cao và được thế giới chấp nhận, Gen-Viet đã chọn Global GAP là tiêu chuẩn cho nguyên liệu đầu vào mà công ty cần phải đạt đến và được công nhận.
Để lấy ngắn nuôi dài, Gen-Viet kinh doanh dịch vụ khảo sát, chọn giống, hướng dẫn cách sử dụng các chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp cây con… Công ty còn nhận trồng nông sản tươi cho đối tác phục vụ nhu cầu xuất khẩu hay cung cấp cho hệ thống siêu thị, các showroom rau sạch.
ThS. Tuyết chia sẻ: “Việc nghiên cứu thì thuận lợi nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm kênh phân phối và hoạch định tài chính. Tôi cũng chưa có kinh nghiệm định giá sản phẩm nên chỉ dựa trên chi phí sản xuất chứ chưa tính đến chi phí bán hàng, marketing…
Vừa lo tìm kiếm thị trường, vừa liên tục phải bù lỗ cho sản phẩm trà bằng các khoản thu khác, tôi cảm thấy mệt mỏi vì không tìm được giải pháp giải quyết khó khăn và sự đồng cảm từ cộng sự. Chính vì vậy cuối cùng chúng tôi đã không thể tiếp tục đi cùng nhau”.
Đi tìm những mảnh ghép
“Thất bại ít khi làm nản lòng nhà khoa học, bởi họ luôn có niềm đam mê lớn là mang những sản phẩm chất lượng đến với thị trường. Và họ cũng dễ đồng cảm với những người kinh doanh đặt chữ “tâm” lên hàng đầu. Vì vậy, tôi đã nhanh chóng tìm thấy ba người bạn đồng hành khác sau khi “chia tay” nhóm Gen-Viet”, ThS. Tuyết nói.
Bốn người phụ nữ với những thế mạnh riêng đã hiệp lực thành lập công ty TNHH Lavite sở hữu các thương hiệu đông trùng hạ thảo Hecotr, thanh long sấy Lavite cùng nhiều thực phẩm chức năng chiết xuất từ đinh lăng, gừng, nghệ, khổ qua, đậu bắp, chùm ngây và các loại thực phẩm sấy khác.
Hiện Lavite đã có một trang trại trồng dâu tằm rộng hơn 5ha, một trang trại rộng 12ha trồng rau quả thảo dược cùng nhà máy sấy dược liệu tại Đồng Nai, vườn nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại Đà Lạt, nhà máy chế biến nông sản sấy và nước uống dinh dưỡng tại KCN Phan Thiết, Bình Thuận.
Vẫn với cách làm của một nhà khoa học, nhóm của ThS. Tuyết luôn chăm chút từng sản phẩm mình bán ra. Chẳng hạn như với đông trùng hạ thảo, nhóm nghiên cứu và phát triển theo định hướng chất lượng cao, giá thành hợp lý và thuận tiện cho người dùng.
Chị giải thích: “Chúng tôi tự sản xuất mới đảm bảo được đúng loại tằm cổ kén vàng cho cây nấm có hàm lượng dược chất cao. Dâu phải tự trồng để đảm bảo lá dâu sạch, không bón phân, thuốc hóa học, tằm ăn mới tốt và nấm đạt chất lượng cao hơn. Theo công thức của Nhật Bản, chúng tôi xay con tằm thành bột, rồi lấy bột đó chế biến thành môi trường thức ăn nuôi nấm đông trùng hạ thảo phát triển nên chất lượng tốt và năng suất cũng đạt”.
Con đường khởi nghiệp thường không trải hoa hồng. Vốn, thị trường, tồn kho… luôn là những “chướng ngại vật” Lavite phải nỗ lực vượt qua. Tuy nhiên, sản phẩm thanh long sấy Lavite không chỉ được khách hàng trong nước khen ngợi mà đã có mặt trên kệ trong các chuỗi siêu thị ở Canada.
Và với những người làm khoa học khởi nghiệp như Ngọc Tuyết thì hãy kiên trì đi từng bước trên hành trình dấn thân, vì hạnh phúc là thỏa mãn đam mê của chính mình hơn là đạt những giá trị vật chất đơn thuần.
Theo DNSG Online
“Người làm khoa học thường có đủ đam mê cũng như sự dấn thân, nhưng lại thiếu kinh nghiệm thương trường. Muốn khởi nghiệp thành công, cần có những người bạn đồng hành thấu hiểu và thuộc nhiều lĩnh vực khác để bổ sung cho nhau”, nhà khoa học, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyết trải lòng về hành trình khởi nghiệp của mình.
Tâm huyết chỉ là điều kiện cần
Bảy năm trước, ThS. Tuyết cùng một nhóm giảng viên đại học quyết định thành lập Công ty CP Công nghệ Gen-Viet Tất Thành với định hướng mang khoa học ứng dụng vào đời sống để sản xuất những sản phẩm “made in Vietnam” có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhóm người nhiều năm quen với công việc ở giảng đường và phòng thí nghiệm đã không ngại cuốc đất trồng rau, phủ xanh hàng chục hecta đất đồi để ứng dụng các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào thực tế. Một trong những sản phẩm thành công nhất của Gen-Viet lúc đó là trà khổ qua Karantina giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, kháng virus, ngừa ung thư hay giải độc gan.
“Việt Nam có lợi thế rất lớn về các loại thảo dược, chúng ta cũng có rất nhiều nhà khoa học được đào tạo bài bản, có năng lực nghiên cứu về dược liệu cũng như bào chế hay công nghiệp dược, có thể sản xuất được các sản phẩm tốt cho sức khỏe với chất lượng ngang tầm các nước.
Việc xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài rồi nhập lại thành phẩm sẽ không tạo ra giá trị gia tăng cao cho Việt Nam”, ThS. Tuyết bày tỏ quan điểm. Với niềm tin này mà trong suốt ba năm ròng rã, các thành viên của Gen-Viet đã ngày đêm túc trực ở phòng thí nghiệm cải tiến công thức, cân đo tỷ lệ từng loại nguyên vật liệu… Rất nhiều mẻ trà đã phải đổ bỏ trước khi có được một hỗn hợp trà đắng, cay nhưng có cả vị ngọt bùi và thơm ngon, hấp dẫn.
Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, họ tự trồng khổ qua, lá bạc hà và cỏ ngọt. Mong muốn xây dựng một công ty với các sản phẩm cũng như dịch vụ đều đạt chất lượng cao và được thế giới chấp nhận, Gen-Viet đã chọn Global GAP là tiêu chuẩn cho nguyên liệu đầu vào mà công ty cần phải đạt đến và được công nhận.
Để lấy ngắn nuôi dài, Gen-Viet kinh doanh dịch vụ khảo sát, chọn giống, hướng dẫn cách sử dụng các chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp cây con… Công ty còn nhận trồng nông sản tươi cho đối tác phục vụ nhu cầu xuất khẩu hay cung cấp cho hệ thống siêu thị, các showroom rau sạch.
ThS. Tuyết chia sẻ: “Việc nghiên cứu thì thuận lợi nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm kênh phân phối và hoạch định tài chính. Tôi cũng chưa có kinh nghiệm định giá sản phẩm nên chỉ dựa trên chi phí sản xuất chứ chưa tính đến chi phí bán hàng, marketing…
Vừa lo tìm kiếm thị trường, vừa liên tục phải bù lỗ cho sản phẩm trà bằng các khoản thu khác, tôi cảm thấy mệt mỏi vì không tìm được giải pháp giải quyết khó khăn và sự đồng cảm từ cộng sự. Chính vì vậy cuối cùng chúng tôi đã không thể tiếp tục đi cùng nhau”.
Đi tìm những mảnh ghép
“Thất bại ít khi làm nản lòng nhà khoa học, bởi họ luôn có niềm đam mê lớn là mang những sản phẩm chất lượng đến với thị trường. Và họ cũng dễ đồng cảm với những người kinh doanh đặt chữ “tâm” lên hàng đầu. Vì vậy, tôi đã nhanh chóng tìm thấy ba người bạn đồng hành khác sau khi “chia tay” nhóm Gen-Viet”, ThS. Tuyết nói.
Bốn người phụ nữ với những thế mạnh riêng đã hiệp lực thành lập công ty TNHH Lavite sở hữu các thương hiệu đông trùng hạ thảo Hecotr, thanh long sấy Lavite cùng nhiều thực phẩm chức năng chiết xuất từ đinh lăng, gừng, nghệ, khổ qua, đậu bắp, chùm ngây và các loại thực phẩm sấy khác.
Hiện Lavite đã có một trang trại trồng dâu tằm rộng hơn 5ha, một trang trại rộng 12ha trồng rau quả thảo dược cùng nhà máy sấy dược liệu tại Đồng Nai, vườn nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại Đà Lạt, nhà máy chế biến nông sản sấy và nước uống dinh dưỡng tại KCN Phan Thiết, Bình Thuận.
Vẫn với cách làm của một nhà khoa học, nhóm của ThS. Tuyết luôn chăm chút từng sản phẩm mình bán ra. Chẳng hạn như với đông trùng hạ thảo, nhóm nghiên cứu và phát triển theo định hướng chất lượng cao, giá thành hợp lý và thuận tiện cho người dùng.
Chị giải thích: “Chúng tôi tự sản xuất mới đảm bảo được đúng loại tằm cổ kén vàng cho cây nấm có hàm lượng dược chất cao. Dâu phải tự trồng để đảm bảo lá dâu sạch, không bón phân, thuốc hóa học, tằm ăn mới tốt và nấm đạt chất lượng cao hơn. Theo công thức của Nhật Bản, chúng tôi xay con tằm thành bột, rồi lấy bột đó chế biến thành môi trường thức ăn nuôi nấm đông trùng hạ thảo phát triển nên chất lượng tốt và năng suất cũng đạt”.
Con đường khởi nghiệp thường không trải hoa hồng. Vốn, thị trường, tồn kho… luôn là những “chướng ngại vật” Lavite phải nỗ lực vượt qua. Tuy nhiên, sản phẩm thanh long sấy Lavite không chỉ được khách hàng trong nước khen ngợi mà đã có mặt trên kệ trong các chuỗi siêu thị ở Canada.
Và với những người làm khoa học khởi nghiệp như Ngọc Tuyết thì hãy kiên trì đi từng bước trên hành trình dấn thân, vì hạnh phúc là thỏa mãn đam mê của chính mình hơn là đạt những giá trị vật chất đơn thuần.
Theo DNSG Online