Sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp - những điều cần nắm vững
25/11/2020
Sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp - những điều cần nắm vữngVấn nạn hàng giả, hàng nhái, sao chép nội dung, sáng chế, nhãn hiệu hay buôn bán những mặt hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang trở thành tình trạng nhức nhối hiện nay tại Việt Nam, nhất là khi nước ta chưa có biện pháp thực sự đủ mạnh để răn đe tổ chức, cá nhân vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về SHTT, giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ quyền lợi của chính mình, đặc biệt là các doanh nghiệp startup.Những việc làm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Là các hành vi sao chép những sản phẩm, sáng chế, tài liệu ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, sáng tạo,... hiện có trên thị trường và nhân bản với số lượng lớn để bán ra nhằm thu lại lợi nhuận trái phép. Hành vi này phổ biến tại các chợ dân sinh và trong ngành may mặc (thời trang).
Thêm vào đó, các hành vi như sao chép tác phẩm, nội dung bản ghi âm hay bản ghi hình và phân phối đến công chúng tràn lan trên mạng xã hội, gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu cũng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền SHTT. Điều này đã và đang diễn ra rất phức tạp trên các kênh mạng xã hội.
Các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ
Để tránh trường hợp tác phẩm, sáng chế và nhãn hiệu của mình bị xâm phạm, sao chép, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đăng ký bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích đối với các sản phẩm/quy trình sáng tạo.
- Đăng ký bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp với các sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo (bao gồm mặt hàng thời trang).
- Đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu đối với thương hiệu
- Đăng ký bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn đối với mạch bán dẫn.
- Đăng ký bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại.
- Đăng ký bảo hộ Quyền tác giả và quyền liên quan đối với: tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, văn học và phần mềm máy tính, dữ liệu.
Cách xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khi phát hiện có tổ chức cá nhân khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, bạn cần:
Áp dụng biện pháp công nghệ, đưa ra những văn bằng bảo hộ, các thông tin về quyền SHTT và khuyến cáo tổ chức/cá nhân khác không được xâm phạm.
Yêu cầu bên liên quan chấm dứt hành vi xâm phạm bằng cách gỡ bỏ, tiêu hủy sản phẩm vi phạm. Đừng quên ấn định một thời hạn cụ thể.
Nếu bên liên quan không gỡ bỏ, tiêu hủy, hãy nộp đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhờ xử lý.
Khởi kiện ra tòa án hoặc tòa trọng tài nếu cần thiết, việc này có thể tốn một khoảng thời gian dài và chi phí lớn.
Lợi ích khi chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc đăng ký SHTT giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình trước các đối thủ cạnh tranh cũng như tạo sự an toàn khi chuyển giao công nghệ. Điều này cũng giúp các startups dễ dàng tiếp cận được nhà đầu tư, tránh trường hợp “cá lớn nuốt cá bé” hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc góp vốn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ quyền SHTT sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu và cũng như hệ thống quản lý thông tin về quyền tác giả hay các quyền liên quan. Đồng thời nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân trong việc chủ động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để góp phần đổi mới và làm tăng khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Việt.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, sao chép nội dung, sáng chế, nhãn hiệu hay buôn bán những mặt hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang trở thành tình trạng nhức nhối hiện nay tại Việt Nam, nhất là khi nước ta chưa có biện pháp thực sự đủ mạnh để răn đe tổ chức, cá nhân vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về SHTT, giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ quyền lợi của chính mình, đặc biệt là các doanh nghiệp startup.
Những việc làm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Là các hành vi sao chép những sản phẩm, sáng chế, tài liệu ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, sáng tạo,... hiện có trên thị trường và nhân bản với số lượng lớn để bán ra nhằm thu lại lợi nhuận trái phép. Hành vi này phổ biến tại các chợ dân sinh và trong ngành may mặc (thời trang).
Thêm vào đó, các hành vi như sao chép tác phẩm, nội dung bản ghi âm hay bản ghi hình và phân phối đến công chúng tràn lan trên mạng xã hội, gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu cũng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền SHTT. Điều này đã và đang diễn ra rất phức tạp trên các kênh mạng xã hội.
Các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ
Để tránh trường hợp tác phẩm, sáng chế và nhãn hiệu của mình bị xâm phạm, sao chép, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đăng ký bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích đối với các sản phẩm/quy trình sáng tạo.
- Đăng ký bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp với các sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo (bao gồm mặt hàng thời trang).
- Đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu đối với thương hiệu
- Đăng ký bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn đối với mạch bán dẫn.
- Đăng ký bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại.
- Đăng ký bảo hộ Quyền tác giả và quyền liên quan đối với: tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, văn học và phần mềm máy tính, dữ liệu.
Cách xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khi phát hiện có tổ chức cá nhân khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, bạn cần:
Áp dụng biện pháp công nghệ, đưa ra những văn bằng bảo hộ, các thông tin về quyền SHTT và khuyến cáo tổ chức/cá nhân khác không được xâm phạm.
Yêu cầu bên liên quan chấm dứt hành vi xâm phạm bằng cách gỡ bỏ, tiêu hủy sản phẩm vi phạm. Đừng quên ấn định một thời hạn cụ thể.
Nếu bên liên quan không gỡ bỏ, tiêu hủy, hãy nộp đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhờ xử lý.
Khởi kiện ra tòa án hoặc tòa trọng tài nếu cần thiết, việc này có thể tốn một khoảng thời gian dài và chi phí lớn.
Lợi ích khi chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc đăng ký SHTT giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình trước các đối thủ cạnh tranh cũng như tạo sự an toàn khi chuyển giao công nghệ. Điều này cũng giúp các startups dễ dàng tiếp cận được nhà đầu tư, tránh trường hợp “cá lớn nuốt cá bé” hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc góp vốn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ quyền SHTT sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu và cũng như hệ thống quản lý thông tin về quyền tác giả hay các quyền liên quan. Đồng thời nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân trong việc chủ động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để góp phần đổi mới và làm tăng khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Việt.