Sự khác biệt giữa Marketing & Sale và cách hòa hợp giữa hai bộ phận trong công việc
25/11/2020
Sự khác biệt giữa Marketing & Sale và cách hòa hợp giữa hai bộ phận trong công việcMarketing và sale được xem là hai bộ phận quan trọng chủ chốt trong công ty, quyết định cách mà sản phẩm tiếp cận với công chúng thông qua các chiến lược quảng bá và đưa thương hiệu đến tay người dùng. Trông có vẻ là một nhưng thực chất, mỗi bộ phận đều có vai trò và trọng trách khác nhau trong công việc nhưng tất cả đều hướng về một mục đích chung - bán được sản phẩm. Vì thế, trong một số trường hợp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn sự khác biệt giữa marketing & sale và mách bạn hướng giải quyết để hòa hợp giữa 2 bộ phận.
Sự khác biệt giữa Marketing & Sale
Hoạt động marketing là việc sử dụng các công cụ, hình ảnh, nội dung về sản phẩm để quảng cáo và tiếp cận thị trường, tác động vào người tiêu dùng để tạo nên sức kéo. Trong khi đó, hoạt động sale là sử dụng kỹ năng để bán những gì đã có của doanh nghiệp, tác động trực tiếp và gián tiếp vào khách hàng để tạo ra sức đẩy. Như đã đề cập, cả hai hoạt động này đều nhắm đến mục đích cuối cùng alf tăng doanh thu.
Marketing và sale khác nhau cơ bản ở chỗ: nếu marketing là một hoạt động gây dựng thương hiệu vững chắc về lâu dài khiến nhiều khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp thì sale là hoạt động có tác dụng ngắn hạn qua việc thuyết phục và bán sản phẩm để khách hàng mua càng nhiều càng tốt. Ở hầu hết các doanh nghiệp, đây là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu.
Làm thế nào để hai bộ phận phối hợp hiệu quả?
Lý do cho các mâu thuẫn giữa hai bộ phận thường là do cả hai bên chưa thực sự hiểu tính chất công việc của nhau. Đội ngũ marketing thì cho rằng sale vì muốn đảm bảo doanh số bán hàng nên bất chấp truyền tải sai lệch các thông điệp khuyến mãi, đánh vào tâm lý mua hàng giá rẻ của khách. Ở chiều ngược lại, đội ngũ sale thì cho rằng đối phương truyền thông không hiệu quả, không tìm được khách hàng phù hợp, chỉ chuyên đi “đốt tiền”. Để dung hòa và thấu hiểu giữa hai bộ phận, doanh nghiệp cần có những bước đi như:
Đào tạo nội bộ
Những người chủ chốt cần chủ động tạo ra môi trường hợp tác để hai bên cùng cùng thích nghi bằng việc "đào tạo chéo" để họ hiểu được công việc, quy trình và ý nghĩa của nhau. Nếu cần thiết, hãy luân phiên vị trí nhân viên hai phía trải nghiệm công việc của nhau trong thời gian ngắn để họ hiểu được vấn đề, từ đó lấp được khoảng trống của sự nghi ngờ và khác biệt.
Tạo cơ chế giao tiếp chủ động từ hai chiều
Với việc tạo điều kiện để hai bên giao tiếp, trao đổi thông tin, khuất mắt với nhau cũng giúp ích khá nhiều cho công việc của đôi bên. Chẳng hạn, trong quá trình bán hàng đến người tiêu dùng, nhân viên sale sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp nên dễ dàng nắm bắt được thông tin, tâm lý, hành vi và đánh giá của khách hàng. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng và thiết thực đối với bộ phận marketing để có các đánh giá và điều chỉnh chiến lược cho hợp lý. Quá trình trao đổi này cần diễn ra liên tục và kịp thời thông qua các buổi họp hay báo cáo định kỳ
Đề ra những quy trình làm việc rõ ràng, tách biệt
Doanh nghiệp cần xác định vai trò và nhiệm vụ của hai bên, xây dựng quy trình làm việc và phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng để tránh tối đa mâu thuẫn.
Ví dụ, nếu marketing có nhiệm vụ tìm ra dữ liệu danh sách khách hàng thì sale là người chào bán sản phẩm. Vào cuối ngày, sale có nhiệm vụ báo cáo công việc và truyền đạt lại thông tin,đánh giá, ý kiến phản hồi của khách hàng cho đội còn lại.
Tuy là hai bộ phận tách biệt nhưng xét về mặt tổng thể, cả hai bên đều cần hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả tối đa trong doanh nghiệp, đáp ứng dễ dàng hơn các vấn đề về doanh số và hơn thế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có bước đi đúng đắn về định hướng ngay từ ban đầu.
Marketing và sale được xem là hai bộ phận quan trọng chủ chốt trong công ty, quyết định cách mà sản phẩm tiếp cận với công chúng thông qua các chiến lược quảng bá và đưa thương hiệu đến tay người dùng. Trông có vẻ là một nhưng thực chất, mỗi bộ phận đều có vai trò và trọng trách khác nhau trong công việc nhưng tất cả đều hướng về một mục đích chung - bán được sản phẩm. Vì thế, trong một số trường hợp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn sự khác biệt giữa marketing & sale và mách bạn hướng giải quyết để hòa hợp giữa 2 bộ phận.
Sự khác biệt giữa Marketing & Sale
Hoạt động marketing là việc sử dụng các công cụ, hình ảnh, nội dung về sản phẩm để quảng cáo và tiếp cận thị trường, tác động vào người tiêu dùng để tạo nên sức kéo. Trong khi đó, hoạt động sale là sử dụng kỹ năng để bán những gì đã có của doanh nghiệp, tác động trực tiếp và gián tiếp vào khách hàng để tạo ra sức đẩy. Như đã đề cập, cả hai hoạt động này đều nhắm đến mục đích cuối cùng alf tăng doanh thu.
Marketing và sale khác nhau cơ bản ở chỗ: nếu marketing là một hoạt động gây dựng thương hiệu vững chắc về lâu dài khiến nhiều khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp thì sale là hoạt động có tác dụng ngắn hạn qua việc thuyết phục và bán sản phẩm để khách hàng mua càng nhiều càng tốt. Ở hầu hết các doanh nghiệp, đây là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu.
Làm thế nào để hai bộ phận phối hợp hiệu quả?
Lý do cho các mâu thuẫn giữa hai bộ phận thường là do cả hai bên chưa thực sự hiểu tính chất công việc của nhau. Đội ngũ marketing thì cho rằng sale vì muốn đảm bảo doanh số bán hàng nên bất chấp truyền tải sai lệch các thông điệp khuyến mãi, đánh vào tâm lý mua hàng giá rẻ của khách. Ở chiều ngược lại, đội ngũ sale thì cho rằng đối phương truyền thông không hiệu quả, không tìm được khách hàng phù hợp, chỉ chuyên đi “đốt tiền”. Để dung hòa và thấu hiểu giữa hai bộ phận, doanh nghiệp cần có những bước đi như:
Đào tạo nội bộ
Những người chủ chốt cần chủ động tạo ra môi trường hợp tác để hai bên cùng cùng thích nghi bằng việc "đào tạo chéo" để họ hiểu được công việc, quy trình và ý nghĩa của nhau. Nếu cần thiết, hãy luân phiên vị trí nhân viên hai phía trải nghiệm công việc của nhau trong thời gian ngắn để họ hiểu được vấn đề, từ đó lấp được khoảng trống của sự nghi ngờ và khác biệt.
Tạo cơ chế giao tiếp chủ động từ hai chiều
Với việc tạo điều kiện để hai bên giao tiếp, trao đổi thông tin, khuất mắt với nhau cũng giúp ích khá nhiều cho công việc của đôi bên. Chẳng hạn, trong quá trình bán hàng đến người tiêu dùng, nhân viên sale sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp nên dễ dàng nắm bắt được thông tin, tâm lý, hành vi và đánh giá của khách hàng. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng và thiết thực đối với bộ phận marketing để có các đánh giá và điều chỉnh chiến lược cho hợp lý. Quá trình trao đổi này cần diễn ra liên tục và kịp thời thông qua các buổi họp hay báo cáo định kỳ
Đề ra những quy trình làm việc rõ ràng, tách biệt
Doanh nghiệp cần xác định vai trò và nhiệm vụ của hai bên, xây dựng quy trình làm việc và phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng để tránh tối đa mâu thuẫn.
Ví dụ, nếu marketing có nhiệm vụ tìm ra dữ liệu danh sách khách hàng thì sale là người chào bán sản phẩm. Vào cuối ngày, sale có nhiệm vụ báo cáo công việc và truyền đạt lại thông tin,đánh giá, ý kiến phản hồi của khách hàng cho đội còn lại.
Tuy là hai bộ phận tách biệt nhưng xét về mặt tổng thể, cả hai bên đều cần hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả tối đa trong doanh nghiệp, đáp ứng dễ dàng hơn các vấn đề về doanh số và hơn thế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có bước đi đúng đắn về định hướng ngay từ ban đầu.