Thu hút vốn tại các quỹ đầu tư mạo hiểm: những điều cần nắm rõ
30/11/2020
Thu hút vốn tại các quỹ đầu tư mạo hiểm: những điều cần nắm rõThu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước được xem là hình thức gọi vốn phổ biến nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp startup đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Vậy, cần nắm rõ những gì trước khi tham gia gọi vốn tại đây và đâu là những quỹ đầu tư đáng được lựa chọn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hiểu rõ hơn về Quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) là một loại hình kinh tế quỹ mà tại đây, các nhà đầu tư từ nhiều nơi khác nhau rót tiền vốn vào một doanh nghiệp startup chưa niêm yết thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng và tốc độ phát triển nhanh, thường ưu tiên startup sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới. Các Quỹ đầu tư mạo hiểm thường tham gia đầu tư khi dự án đã khởi chạy được một thời gian và có nhiều tiêu chí, yêu cầu cao đối với startup. Bù lại, số tiền đầu tư mà startup nhận được nếu được chấp thuận cao hơn nhiều so với các hình thức thu hút đầu tư khác
Các vòng huy động vốn chính mà startup cần phải trải qua
Startup buộc phải trải qua 4 vòng gọi vốn chính thức, bao gồm:
Vòng Seed (hạt giống)
Startup bắt đầu với việc chuẩn bị thật kỹ ý tưởng, dự án của mình để mô tả, trình bày và thuyết phục nhà đầu tư, sau khi được cân nhắc và tài trợ, tiền rót vào giai đoạn này được sử dụng cho mục đích hỗ trợ nghiên cứu thị trường, thu hút nhân tài và phát triển công ty.
Vòng serie A
Startup cần có kế hoạch phát triển mô hình kinh doanh rõ ràng, hoàn chỉnh và đảm bảo tạo ra lợi nhuận lâu dài. Chỉ có khoảng 10% startup bước được vào vòng serie A và thời gian gọi vốn thông thường có thể kéo dài tận 6 tháng.
Vòng serie B
Tại vòng Series B (Build) - startup phải xây dựng tất cả nhằm đưa công ty lên cấp độ tiếp theo bằng cách mở rộng thị trường. Đây là giai đoạn tăng tốc và chỉ được duyệt khi startup đã rõ ràng về mặt tài chính và hoạt động hiệu quả.
Vòng serie C
Đây là vòng mà chỉ các công ty tỷ đô mới có thể góp mặt bởi các nhà đầu tư chỉ bơm vốn vào doanh nghiệp đã thành công với tham vọng nhận lại gấp đôi số tiền đầu tư. Bạn và đội ngũ công ty nhận đầu tư để mua lại công ty khác, thâu tóm thị trường, mở rộng thị phần tối đa và tuyển dụng thêm nhiều nhân sự cốt cán. Nhà đầu tư trong Serie C thường có các quỹ đầu cơ, công ty cổ phần tư nhân và các ngân hàng đầu tư.
Vấn đề pháp lý cần phải đặt lên hàng đầu
Hiện nay, các startup chưa thực sự coi trọng vấn đề pháp luật, đặc biệt lơ là các điều khoản trong hợp đồng, điều này dẫn đến việc không công bằng trong lợi ích và cuối cùng, nhà đầu tư luôn thu được nhiều nhất. Chưa kể, với nhiều trường hợp tham gia muộn vào các vòng kêu gọi vốn, startup còn non trẻ bị nhà đầu tư ép giá và đề ra những điều khoản có lợi cho họ. Do không đọc kỹ hợp đồng cùng với việc kinh doanh có vấn đề đã khiến không ít CEO phải rời ghế để nhường lại cho nhà đầu tư tiếp tục duy trì. Điển hình và nội trội nhất thời gian gần đây chính là The KAfe.
Đâu là những quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu Việt Nam?
Việt Nam hiện nay có khoảng 100 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động hoạt động. Những quỹ đầu tư uy tín hàng đầu Việt Nam bao gồm:
CyberAgent Ventures (CAV): do ông Nguyễn Mạnh Dũng (shark Dzung) lãnh đạo chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Mekong Capital: thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital, chuyên tập trung đầu tư chủ yếu nhóm ngành tiêu dùng.
IDG Venture: thuộc tập đoàn IDG Venture – Mỹ hiện đang quản lý số tiền đầu tư lên đến 100 triệu USD, cũng chuyên đầu tư vào lĩnh vững công nghệ hoặc các công ty có mong muốn áp dụng công nghệ cải tổ doanh nghiệp.
FPT Venture: do tập đoàn FPT xây dựng, nhắm đến các startup xoay quanh lĩnh vực mobile, tài chính và công nghệ.
Mỗi quỹ đầu tư sẽ chuyên về một lĩnh vực và có mạng lưới, thế mạnh khác nhau, vì thế, các startup khi có mong muốn gọi vốn từ đây cần tìm hiểu thật kỹ cũng như lựa chọn quỹ/nhà đầu tư tiềm năng theo mục tiêu và định hướng của công ty để có lựa chọn phù hợp.
Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp trẻ thành công trong việc gọi mức vốn “khủng” nhằm duy trì và mở rộng quy mô, có thể kể đến Tiki huy động được 130 triệu USD hay eDoctor được 4 quỹ đầu tư mạnh tay rót 1,2 triệu USD tính đến năm 2020. Dù còn dè dặt trước ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, song theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư vào các startup Việt trong năm tới sẽ thực sự bùng nổ và tạo ra nhiều tiếng vang hơn nữa.
Thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước được xem là hình thức gọi vốn phổ biến nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp startup đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Vậy, cần nắm rõ những gì trước khi tham gia gọi vốn tại đây và đâu là những quỹ đầu tư đáng được lựa chọn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hiểu rõ hơn về Quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) là một loại hình kinh tế quỹ mà tại đây, các nhà đầu tư từ nhiều nơi khác nhau rót tiền vốn vào một doanh nghiệp startup chưa niêm yết thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng và tốc độ phát triển nhanh, thường ưu tiên startup sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới. Các Quỹ đầu tư mạo hiểm thường tham gia đầu tư khi dự án đã khởi chạy được một thời gian và có nhiều tiêu chí, yêu cầu cao đối với startup. Bù lại, số tiền đầu tư mà startup nhận được nếu được chấp thuận cao hơn nhiều so với các hình thức thu hút đầu tư khác
Các vòng huy động vốn chính mà startup cần phải trải qua
Startup buộc phải trải qua 4 vòng gọi vốn chính thức, bao gồm:
Vòng Seed (hạt giống)
Startup bắt đầu với việc chuẩn bị thật kỹ ý tưởng, dự án của mình để mô tả, trình bày và thuyết phục nhà đầu tư, sau khi được cân nhắc và tài trợ, tiền rót vào giai đoạn này được sử dụng cho mục đích hỗ trợ nghiên cứu thị trường, thu hút nhân tài và phát triển công ty.
Vòng serie A
Startup cần có kế hoạch phát triển mô hình kinh doanh rõ ràng, hoàn chỉnh và đảm bảo tạo ra lợi nhuận lâu dài. Chỉ có khoảng 10% startup bước được vào vòng serie A và thời gian gọi vốn thông thường có thể kéo dài tận 6 tháng.
Vòng serie B
Tại vòng Series B (Build) - startup phải xây dựng tất cả nhằm đưa công ty lên cấp độ tiếp theo bằng cách mở rộng thị trường. Đây là giai đoạn tăng tốc và chỉ được duyệt khi startup đã rõ ràng về mặt tài chính và hoạt động hiệu quả.
Vòng serie C
Đây là vòng mà chỉ các công ty tỷ đô mới có thể góp mặt bởi các nhà đầu tư chỉ bơm vốn vào doanh nghiệp đã thành công với tham vọng nhận lại gấp đôi số tiền đầu tư. Bạn và đội ngũ công ty nhận đầu tư để mua lại công ty khác, thâu tóm thị trường, mở rộng thị phần tối đa và tuyển dụng thêm nhiều nhân sự cốt cán. Nhà đầu tư trong Serie C thường có các quỹ đầu cơ, công ty cổ phần tư nhân và các ngân hàng đầu tư.
Vấn đề pháp lý cần phải đặt lên hàng đầu
Hiện nay, các startup chưa thực sự coi trọng vấn đề pháp luật, đặc biệt lơ là các điều khoản trong hợp đồng, điều này dẫn đến việc không công bằng trong lợi ích và cuối cùng, nhà đầu tư luôn thu được nhiều nhất. Chưa kể, với nhiều trường hợp tham gia muộn vào các vòng kêu gọi vốn, startup còn non trẻ bị nhà đầu tư ép giá và đề ra những điều khoản có lợi cho họ. Do không đọc kỹ hợp đồng cùng với việc kinh doanh có vấn đề đã khiến không ít CEO phải rời ghế để nhường lại cho nhà đầu tư tiếp tục duy trì. Điển hình và nội trội nhất thời gian gần đây chính là The KAfe.
Đâu là những quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu Việt Nam?
Việt Nam hiện nay có khoảng 100 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động hoạt động. Những quỹ đầu tư uy tín hàng đầu Việt Nam bao gồm:
CyberAgent Ventures (CAV): do ông Nguyễn Mạnh Dũng (shark Dzung) lãnh đạo chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Mekong Capital: thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital, chuyên tập trung đầu tư chủ yếu nhóm ngành tiêu dùng.
IDG Venture: thuộc tập đoàn IDG Venture – Mỹ hiện đang quản lý số tiền đầu tư lên đến 100 triệu USD, cũng chuyên đầu tư vào lĩnh vững công nghệ hoặc các công ty có mong muốn áp dụng công nghệ cải tổ doanh nghiệp.
FPT Venture: do tập đoàn FPT xây dựng, nhắm đến các startup xoay quanh lĩnh vực mobile, tài chính và công nghệ.
Mỗi quỹ đầu tư sẽ chuyên về một lĩnh vực và có mạng lưới, thế mạnh khác nhau, vì thế, các startup khi có mong muốn gọi vốn từ đây cần tìm hiểu thật kỹ cũng như lựa chọn quỹ/nhà đầu tư tiềm năng theo mục tiêu và định hướng của công ty để có lựa chọn phù hợp.
Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp trẻ thành công trong việc gọi mức vốn “khủng” nhằm duy trì và mở rộng quy mô, có thể kể đến Tiki huy động được 130 triệu USD hay eDoctor được 4 quỹ đầu tư mạnh tay rót 1,2 triệu USD tính đến năm 2020. Dù còn dè dặt trước ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, song theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư vào các startup Việt trong năm tới sẽ thực sự bùng nổ và tạo ra nhiều tiếng vang hơn nữa.