Bỏ lương ngàn đô ở Viettel, cựu sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp chinh phục thị trường 12 tỷ USD
21/08/2018
Bỏ lương ngàn đô ở Viettel, cựu sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp chinh phục thị trường 12 tỷ USDĐích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới.
Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2010, hệ đào tạo Kỹ sư chất lượng cao, Đậu Ngọc Huy ra trường đầu quân cho Tập đoàn viễn thông Viettel với mức lương nhiều ngàn đô.
Tuy nhiên, không bằng lòng với cuộc sống ổn định, cộng với đam mê khởi nghiệp, mong muốn xây dựng nên sản phẩm của riêng mình cho hàng triệu người dùng, Huy đã quyết định rời Viettel và bắt đầu phát triển phần mềm “BomChat - Gọi điện HD miễn phí” vào cuối năm 2012 cùng người bạn thân Nguyễn Bá Luân.
Ý tưởng BomChat ra đời khi đại gia OTT một thời là Viber vừa gia nhập thị trường Việt Nam, LINE và Kakao chưa xuất hiện, còn Zalo thì chưa hoàn thiện tính năng.
“Viber chính là động lực để tôi và Luân phát triển BomChat. Tôi nói với Luân rằng, nếu cố gắng, chúng tôi có thể tự mình làm ứng dụng không hề thua kém Viber. Khát vọng lớn nhất của chúng tôi là muốn xây dựng một ứng dụng của người Việt đánh bại được Viber trên sân nhà”, Huy kể lại.
Thế nhưng, cho tới một năm sau, giấc mơ BomChat của Huy và Luân đã tạm thời phải gác lại, khi cuộc chiến OTT ở Việt Nam ngày một khốc liệt. Ngân sách cho khâu Marketing ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng vốn chỉ phù hợp với các ông lớn, trở thành rào cản của Huy và các cộng sự.
Cơ hội đến với Huy và Luân, khi liên tiếp sau đó họ nhận được các đơn đặt hàng xây dựng tính năng gọi thoại, gọi hình trên ứng dụng của chính doanh nghiệp. Nhận ra đây là một thị trường tiềm năng, Huy quyết định chuyển hướng sang đóng gói module giúp doanh nghiệp có thể tích hợp tính năng nghe, gọi, chat, SMS vào ứng dụng, hoặc website của mình.
Quá trình nghiên cứu và phát triển module này kéo dài tới 5 năm. Tháng 6/2017, công ty Stringee do Huy và Luân sáng lập chính thức ra đời.
Ở Việt Nam chỉ duy nhất Stringee nghiên cứu và phát triển tính năng nghe, gọi video call, chat, SMS cho các doanh nghiệp
Người khai phá thị trường Việt Nam
CEO Đậu Ngọc Huy cho biết, ở Việt Nam chỉ duy nhất Stringee nghiên cứu và phát triển tính năng nghe, gọi video call, chat, SMS cho các doanh nghiệp.
Về cơ bản, Stringee không phải là một ứng dụng hoàn chỉnh, mà chỉ là một module tích hợp vào ứng dụng, website của doanh nghiệp, giống như tính năng Video call/Voice call thường thấy của Skype hay Facebook.
Khi ứng dụng hay trang web của doanh nghiệp tích hợp Stringee, thì lập tức sẽ có những tiện ích giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn, hoặc giúp cho người dùng liên lạc với nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.
Được biết, doanh nghiệp sử dụng Stringee có thể là bất cứ Nhà cung cấp dịch vụ nào, từ Sàn thương mại điện tử, các Phần mềm, ứng dụng Ngân hàng, ứng dụng Tài chính, Bất động sản, ứng dụng Đặt xe, Giao vận…
CEO Stringee cho biết, dù mới ra mắt được 10 tháng, startup này đã có được sự tin dùng của các thương hiệu lớn như: Viettel, Mobifone, VOV, VNDirect, MISA… Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khảng 50 doanh nghiệp vừa và lớn đang sử dụng giải pháp của Stringee.
Như ứng dụng Bacsi24 của VOV là một ví dụ. Nếu các ứng dụng tư vấn bác sĩ thông thường sẽ chỉ dừng lại ở mức chẩn đoán qua hình ảnh, tin nhắn. Thì Stringee tích hợp cho họ dịch vụ Video Call, gọi điện có hình ảnh sẽ giúp công tác tư vấn chính xác hơn.
Hay như đối tác MISA – phần mềm kế toán, khách hàng của họ gọi lên tổng đài rất nhiều, bị phụ thuộc vào nhà mạng. Stringee tích hợp tính năng gọi từ ứng dụng đến tổng đài, giúp MISA tiết kiệm được chi phí, giảm bớt sự lệ thuộc vào nhà mạng, đồng thời kiểm soát được chất lượng dịch vụ của mình.
Đích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới
Khát vọng trở thành số 1 ở Đông Nam Á
Theo Đậu Ngọc Huy, mô hình kinh doanh kiểu Stringee không phải là mới. Trên thế giới đã có khá nhiều nhà cung cấp phát triển dịch vụ này, nhưng chủ yếu là cho thị trường Mỹ.
Nhà sáng lập này đánh giá, thị trường Đông Nam Á đang rất tiềm năng, và hiện có rất ít đối thủ. Lợi thế của Stringee là đã hoàn thiện về công nghệ và có nhiều tính năng hơn.
Trong đó, cốt lõi mô hình kinh doanh mà Stringee theo đuổi là phải có sự hỗ trợ của các nhà mạng địa phương. Vì vậy, startup này phải từng bước tiếp cận các thị trường tiềm năng, đích đến là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu - ước tính khoảng 12 tỷ USD.
Trong năm 2018 này, mục tiêu của CEO Đậu Ngọc Huy là tập trung ở thị trường Việt Nam, bởi Stringee hiện là nền tảng nội địa duy nhất cung cấp tính năng này. Sau đó sẽ tiến ra các thị trường nước ngoài như: Indonesia, Philippine, Thái Lan…
“Trong ngắn hạn, khách hàng của Stringee là những doanh nghiệp vừa và lớn. Những công ty này có thể trả cho Stringee khoảng 5.000 đến 10.000 USD/năm, hoặc 1.000 USD/tháng. Đây là những công ty có ứng dụng, website riêng cần tích hợp các tính năng Voice, Video, SMS vào hệ thống của mình”, Huy nhận định.
Đó có thể là doanh nghiệp tổng đài, cần tính năng nghe gọi cho tư vấn viên, khi nghe máy của khách hàng. Cũng có thể là các doanh nghiệp cung cấp Platform cho người dùng. Hoặc các trang thương mại điện tử, cần kết nối giữa người mua, người bán và tổng đài.
Đích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới.
Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2010, hệ đào tạo Kỹ sư chất lượng cao, Đậu Ngọc Huy ra trường đầu quân cho Tập đoàn viễn thông Viettel với mức lương nhiều ngàn đô.
Tuy nhiên, không bằng lòng với cuộc sống ổn định, cộng với đam mê khởi nghiệp, mong muốn xây dựng nên sản phẩm của riêng mình cho hàng triệu người dùng, Huy đã quyết định rời Viettel và bắt đầu phát triển phần mềm “BomChat - Gọi điện HD miễn phí” vào cuối năm 2012 cùng người bạn thân Nguyễn Bá Luân.
Ý tưởng BomChat ra đời khi đại gia OTT một thời là Viber vừa gia nhập thị trường Việt Nam, LINE và Kakao chưa xuất hiện, còn Zalo thì chưa hoàn thiện tính năng.
“Viber chính là động lực để tôi và Luân phát triển BomChat. Tôi nói với Luân rằng, nếu cố gắng, chúng tôi có thể tự mình làm ứng dụng không hề thua kém Viber. Khát vọng lớn nhất của chúng tôi là muốn xây dựng một ứng dụng của người Việt đánh bại được Viber trên sân nhà”, Huy kể lại.
Thế nhưng, cho tới một năm sau, giấc mơ BomChat của Huy và Luân đã tạm thời phải gác lại, khi cuộc chiến OTT ở Việt Nam ngày một khốc liệt. Ngân sách cho khâu Marketing ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng vốn chỉ phù hợp với các ông lớn, trở thành rào cản của Huy và các cộng sự.
Cơ hội đến với Huy và Luân, khi liên tiếp sau đó họ nhận được các đơn đặt hàng xây dựng tính năng gọi thoại, gọi hình trên ứng dụng của chính doanh nghiệp. Nhận ra đây là một thị trường tiềm năng, Huy quyết định chuyển hướng sang đóng gói module giúp doanh nghiệp có thể tích hợp tính năng nghe, gọi, chat, SMS vào ứng dụng, hoặc website của mình.
Quá trình nghiên cứu và phát triển module này kéo dài tới 5 năm. Tháng 6/2017, công ty Stringee do Huy và Luân sáng lập chính thức ra đời.
Ở Việt Nam chỉ duy nhất Stringee nghiên cứu và phát triển tính năng nghe, gọi video call, chat, SMS cho các doanh nghiệp
Người khai phá thị trường Việt Nam
CEO Đậu Ngọc Huy cho biết, ở Việt Nam chỉ duy nhất Stringee nghiên cứu và phát triển tính năng nghe, gọi video call, chat, SMS cho các doanh nghiệp.
Về cơ bản, Stringee không phải là một ứng dụng hoàn chỉnh, mà chỉ là một module tích hợp vào ứng dụng, website của doanh nghiệp, giống như tính năng Video call/Voice call thường thấy của Skype hay Facebook.
Khi ứng dụng hay trang web của doanh nghiệp tích hợp Stringee, thì lập tức sẽ có những tiện ích giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn, hoặc giúp cho người dùng liên lạc với nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.
Được biết, doanh nghiệp sử dụng Stringee có thể là bất cứ Nhà cung cấp dịch vụ nào, từ Sàn thương mại điện tử, các Phần mềm, ứng dụng Ngân hàng, ứng dụng Tài chính, Bất động sản, ứng dụng Đặt xe, Giao vận…
CEO Stringee cho biết, dù mới ra mắt được 10 tháng, startup này đã có được sự tin dùng của các thương hiệu lớn như: Viettel, Mobifone, VOV, VNDirect, MISA… Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khảng 50 doanh nghiệp vừa và lớn đang sử dụng giải pháp của Stringee.
Như ứng dụng Bacsi24 của VOV là một ví dụ. Nếu các ứng dụng tư vấn bác sĩ thông thường sẽ chỉ dừng lại ở mức chẩn đoán qua hình ảnh, tin nhắn. Thì Stringee tích hợp cho họ dịch vụ Video Call, gọi điện có hình ảnh sẽ giúp công tác tư vấn chính xác hơn.
Hay như đối tác MISA – phần mềm kế toán, khách hàng của họ gọi lên tổng đài rất nhiều, bị phụ thuộc vào nhà mạng. Stringee tích hợp tính năng gọi từ ứng dụng đến tổng đài, giúp MISA tiết kiệm được chi phí, giảm bớt sự lệ thuộc vào nhà mạng, đồng thời kiểm soát được chất lượng dịch vụ của mình.
Đích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới
Khát vọng trở thành số 1 ở Đông Nam Á
Theo Đậu Ngọc Huy, mô hình kinh doanh kiểu Stringee không phải là mới. Trên thế giới đã có khá nhiều nhà cung cấp phát triển dịch vụ này, nhưng chủ yếu là cho thị trường Mỹ.
Nhà sáng lập này đánh giá, thị trường Đông Nam Á đang rất tiềm năng, và hiện có rất ít đối thủ. Lợi thế của Stringee là đã hoàn thiện về công nghệ và có nhiều tính năng hơn.
Trong đó, cốt lõi mô hình kinh doanh mà Stringee theo đuổi là phải có sự hỗ trợ của các nhà mạng địa phương. Vì vậy, startup này phải từng bước tiếp cận các thị trường tiềm năng, đích đến là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu - ước tính khoảng 12 tỷ USD.
Trong năm 2018 này, mục tiêu của CEO Đậu Ngọc Huy là tập trung ở thị trường Việt Nam, bởi Stringee hiện là nền tảng nội địa duy nhất cung cấp tính năng này. Sau đó sẽ tiến ra các thị trường nước ngoài như: Indonesia, Philippine, Thái Lan…
“Trong ngắn hạn, khách hàng của Stringee là những doanh nghiệp vừa và lớn. Những công ty này có thể trả cho Stringee khoảng 5.000 đến 10.000 USD/năm, hoặc 1.000 USD/tháng. Đây là những công ty có ứng dụng, website riêng cần tích hợp các tính năng Voice, Video, SMS vào hệ thống của mình”, Huy nhận định.
Đó có thể là doanh nghiệp tổng đài, cần tính năng nghe gọi cho tư vấn viên, khi nghe máy của khách hàng. Cũng có thể là các doanh nghiệp cung cấp Platform cho người dùng. Hoặc các trang thương mại điện tử, cần kết nối giữa người mua, người bán và tổng đài.