28/07/2022
“STARTUP” VƯỢT KHÓ COVID BẰNG CHUYỂN ĐỔI SỐĐại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong khó khăn, vẫn có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo, “cái khó ló cái khôn” của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong khó khăn, vẫn có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo, “cái khó ló cái khôn” của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 khiến cho các chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hoá bị đình trệ, đứt gãy, nhiều ngành kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì chính kinh tế số lại là cứu cánh cho nền kinh tế nhiều quốc gia. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế số ngày càng tăng và được xác định chính là thước đo mức độ phát triển giữa các quốc gia. Báo cáo khảo sát về năng lực của người trẻ trong kỷ nguyên số chỉ ra rằng nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng số đã tăng 200% trong ba năm vừa qua và trong vòng năm năm tới, con số này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng…
Trước đây, những mô hình, dịch vụ kinh doanh đổi mới sáng tạo phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay, trong nguy có cơ vì đại dịch COVID-19 mà sự chuyển đổi ấy trở nên nhanh chóng hơn, tạo bước đột phá trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Đinh Việt Hòa: Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia cho biết: Có một trong những tác động của Covid rất tuyệt vời đó chính là cơ hội, chính là thay đổi tư duy, thay đổi tư duy từ thói quen tiêu dung, thay đổi tư duy quản trị doanh nghiệp. Thay vì làm bằng thủ công, thay vì làm một mô hình vô cùng truyền thống thì đến bây giờ các chủ doanh nghiệp họ đã chủ động chuyển đối số. Đây chính là tác động cực kỳ mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Công nghệ thời gian qua không cần phải đi đào tạo cho các doanh nghiệp nữa, mà các doanh nghiệp sẽ tự chủ động đi tìm kiếm những giải pháp, mà thậm chí họ phải tự đi học, họ phải tự đi thích thích nghi.
Theo số liệu từ Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian qua đã có hơn 100 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.
Nhiều dự án khởi nghiệp thành công có thể kể đến đáp ứng các lĩnh vực như: chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp, làm việc từ xa, họp trực tuyến, công nghệ liên quan đến xét nghiệm, khử khuẩn, đo thân nhiệt, theo dõi lây nhiễm, hỗ trợ cộng đồng bị cách ly, đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…
Điển hình các dự án có thể kể đến như: EyeQ – Camera nhận diện mặt người kèm đo nhiệt độ, Deepcare Vietnam; Kompa- Lập trang web theo dõi diễn biến dịch corona, chatbot cập nhật tin tức về Covid-19; Ứng dụng mua sắm thực phẩm trực tuyến FoodMap; Giải pháp quản lý dữ liệu lâm sàng; Robot hỗ trợ giao hàng Drone Pro…
Theo khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm do Ventures thực hiện cũng cho thấy, “khẩu vị” của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi. Những ngành nào có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử hay công nghệ tài chính (Fintech); công nghệ giáo dục (EdTech), công nghệ y tế (MedTech), truyền thông trực tuyến (Online media), công nghệ hậu cần (LogTech), … Trên thực tế, tận dụng các cơ hội này, nhiều start-up Việt như: VNPay, MoMo, Tiki và Sendo… đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ nhờ tận dụng cơ hội của chuyển đổi số và tác động từ cuộc CMCN 4.0.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong khó khăn, vẫn có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo, “cái khó ló cái khôn” của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong khó khăn, vẫn có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo, “cái khó ló cái khôn” của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 khiến cho các chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hoá bị đình trệ, đứt gãy, nhiều ngành kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì chính kinh tế số lại là cứu cánh cho nền kinh tế nhiều quốc gia. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế số ngày càng tăng và được xác định chính là thước đo mức độ phát triển giữa các quốc gia. Báo cáo khảo sát về năng lực của người trẻ trong kỷ nguyên số chỉ ra rằng nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng số đã tăng 200% trong ba năm vừa qua và trong vòng năm năm tới, con số này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng…
Trước đây, những mô hình, dịch vụ kinh doanh đổi mới sáng tạo phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay, trong nguy có cơ vì đại dịch COVID-19 mà sự chuyển đổi ấy trở nên nhanh chóng hơn, tạo bước đột phá trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Đinh Việt Hòa: Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia cho biết: Có một trong những tác động của Covid rất tuyệt vời đó chính là cơ hội, chính là thay đổi tư duy, thay đổi tư duy từ thói quen tiêu dung, thay đổi tư duy quản trị doanh nghiệp. Thay vì làm bằng thủ công, thay vì làm một mô hình vô cùng truyền thống thì đến bây giờ các chủ doanh nghiệp họ đã chủ động chuyển đối số. Đây chính là tác động cực kỳ mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Công nghệ thời gian qua không cần phải đi đào tạo cho các doanh nghiệp nữa, mà các doanh nghiệp sẽ tự chủ động đi tìm kiếm những giải pháp, mà thậm chí họ phải tự đi học, họ phải tự đi thích thích nghi.
Theo số liệu từ Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian qua đã có hơn 100 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.
Nhiều dự án khởi nghiệp thành công có thể kể đến đáp ứng các lĩnh vực như: chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp, làm việc từ xa, họp trực tuyến, công nghệ liên quan đến xét nghiệm, khử khuẩn, đo thân nhiệt, theo dõi lây nhiễm, hỗ trợ cộng đồng bị cách ly, đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…
Điển hình các dự án có thể kể đến như: EyeQ – Camera nhận diện mặt người kèm đo nhiệt độ, Deepcare Vietnam; Kompa- Lập trang web theo dõi diễn biến dịch corona, chatbot cập nhật tin tức về Covid-19; Ứng dụng mua sắm thực phẩm trực tuyến FoodMap; Giải pháp quản lý dữ liệu lâm sàng; Robot hỗ trợ giao hàng Drone Pro…
Theo khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm do Ventures thực hiện cũng cho thấy, “khẩu vị” của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi. Những ngành nào có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử hay công nghệ tài chính (Fintech); công nghệ giáo dục (EdTech), công nghệ y tế (MedTech), truyền thông trực tuyến (Online media), công nghệ hậu cần (LogTech), … Trên thực tế, tận dụng các cơ hội này, nhiều start-up Việt như: VNPay, MoMo, Tiki và Sendo… đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ nhờ tận dụng cơ hội của chuyển đổi số và tác động từ cuộc CMCN 4.0.