28/07/2022
STARTUP CÔNG NGHỆ: HÚT VỐN ĐẦU TƯ NGOẠIMặc dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Điểm chung ở các Doanh nghiệp gọi vốn triệu USD thành công đều là những Startup công nghệ.Mặc dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Điểm chung ở các Doanh nghiệp gọi vốn triệu USD thành công đều là những Startup công nghệ.
Tháng 8/2021, BuyMed – một startup B2B về phân phối dược phẩm trực tuyến vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 9 triệu USD trong vòng Series A.
Cũng trong tháng 8/2021, Loship vừa công bố gọi vốn thành công 12 triệu USD ở vòng Pre-Series C, nâng giá trị công ty vượt hơn 100 triệu USD.
Trước đó, theo thông tin từ Bloomberg, ứng dụng học tiếng Anh ELSA đã huy động thành công 15 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, do Vietnam Investments Group và SIG đồng dẫn đầu.
Trong những ngày cuối năm 2021, Moon Knight Labs đã gọi vốn thành công vòng hạt giống cho Dự án Faraland với 2,4 triệu USD.
Đáng chú ý, đầu năm 2022, Ví MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D), với sự tham gia của các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu và một số quỹ đầu tư mới. Số tiền cụ thể không được MoMo tiết lộ, tuy nhiên theo thông tin của Bloomberg, con số này có thể lên đến hơn 100 triệu USD.
Những minh chứng trên đã cho thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều startup Việt vẫn có thể thu hút nguồn vốn triệu đô từ các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, trong quá trình tìm kiếm đầu tư, các quỹ sẽ ưu tiên hơn cho statup công nghệ, bởi khả năng bùng nổ. với giải pháp công nghệ hiện đại, các statup có thể đi nhanh và mạnh, linh hoạt trong mọi mọi cảnh. Đặc biệt trong đại dịch, các giải pháp từ công nghệ đang giải quyết được những vấn đề hiện có của xã hội. Thực tế, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là startup đó có tạo ra được giá trị thực tế cho khách hàng không và những gì mang lại có bền vững không. Những startup nào tập trung các giải pháp cốt lõi, khả thi trong mở rộng kinh doanh, thay đổi giá trị cho DN và cuộc sống sẽ có nhiều cơ hội tiềm năng nhận được khoản đầu tư từ các quỹ trong thời gian tới.
Bên cạnh khả năng bùng nổ của startup công nghệ, một trong những yếu tố hút các nhà đầu tư ngoại đó chính là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện.
Những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam được đánh giá ngày càng trở nên năng động và phát triển. Với nền dân số trí thức trẻ, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ.
Đi kèm với đó là một loạt giải pháp được xây dựng và đề xuất từ các chủ thể trong hệ sinh thái như trường đại học, cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ các DN nghiên cứu, đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo; ban hành bộ chỉ số xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; nghiên cứu các cơ chế thúc đẩy DN từ cơ sở giáo dục… Qua đó, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Dịch bệnh kéo dài tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng thay vì ngồi không lo lắng, các startup đưa ra thông điệp truyền thông, sản phẩm mới phù hợp để giải quyết những bài toán khác của thị trường. Các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng cung cấp nguồn vốn và kiến thức cho start-up nếu họ chứng minh được giá trị của mình.
Mặc dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Điểm chung ở các Doanh nghiệp gọi vốn triệu USD thành công đều là những Startup công nghệ.
Mặc dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Điểm chung ở các Doanh nghiệp gọi vốn triệu USD thành công đều là những Startup công nghệ.
Tháng 8/2021, BuyMed – một startup B2B về phân phối dược phẩm trực tuyến vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 9 triệu USD trong vòng Series A.
Cũng trong tháng 8/2021, Loship vừa công bố gọi vốn thành công 12 triệu USD ở vòng Pre-Series C, nâng giá trị công ty vượt hơn 100 triệu USD.
Trước đó, theo thông tin từ Bloomberg, ứng dụng học tiếng Anh ELSA đã huy động thành công 15 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, do Vietnam Investments Group và SIG đồng dẫn đầu.
Trong những ngày cuối năm 2021, Moon Knight Labs đã gọi vốn thành công vòng hạt giống cho Dự án Faraland với 2,4 triệu USD.
Đáng chú ý, đầu năm 2022, Ví MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D), với sự tham gia của các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu và một số quỹ đầu tư mới. Số tiền cụ thể không được MoMo tiết lộ, tuy nhiên theo thông tin của Bloomberg, con số này có thể lên đến hơn 100 triệu USD.
Những minh chứng trên đã cho thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều startup Việt vẫn có thể thu hút nguồn vốn triệu đô từ các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, trong quá trình tìm kiếm đầu tư, các quỹ sẽ ưu tiên hơn cho statup công nghệ, bởi khả năng bùng nổ. với giải pháp công nghệ hiện đại, các statup có thể đi nhanh và mạnh, linh hoạt trong mọi mọi cảnh. Đặc biệt trong đại dịch, các giải pháp từ công nghệ đang giải quyết được những vấn đề hiện có của xã hội. Thực tế, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là startup đó có tạo ra được giá trị thực tế cho khách hàng không và những gì mang lại có bền vững không. Những startup nào tập trung các giải pháp cốt lõi, khả thi trong mở rộng kinh doanh, thay đổi giá trị cho DN và cuộc sống sẽ có nhiều cơ hội tiềm năng nhận được khoản đầu tư từ các quỹ trong thời gian tới.
Bên cạnh khả năng bùng nổ của startup công nghệ, một trong những yếu tố hút các nhà đầu tư ngoại đó chính là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện.
Những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam được đánh giá ngày càng trở nên năng động và phát triển. Với nền dân số trí thức trẻ, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ.
Đi kèm với đó là một loạt giải pháp được xây dựng và đề xuất từ các chủ thể trong hệ sinh thái như trường đại học, cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ các DN nghiên cứu, đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo; ban hành bộ chỉ số xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; nghiên cứu các cơ chế thúc đẩy DN từ cơ sở giáo dục… Qua đó, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Dịch bệnh kéo dài tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng thay vì ngồi không lo lắng, các startup đưa ra thông điệp truyền thông, sản phẩm mới phù hợp để giải quyết những bài toán khác của thị trường. Các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng cung cấp nguồn vốn và kiến thức cho start-up nếu họ chứng minh được giá trị của mình.