06/11/2018
Chatbot bán hàng của ba kỹ sư 9x Việt được định giá 20 tỷ đồngBa kỹ sư 9x đã từ chối nhiều lời mời đầu tư từ các "shark" vì hiện vẫn chủ động được nguồn tài chính và đã có kế hoạch gọi vốn cụ thể.Bắt đầu phát triển từ tháng 11/2017, nền tảng bot bán hàng thuộc Công ty TNHH Chatbot Việt Nam do ba kỹ sư 9x Lê Anh Tiến, Hoàng Minh Phú, Nguyễn Đình Tùng hiện có trong tay 77.000 khách.
Mức tăng trưởng khách hàng lên đến hơn 9.000 % cùng tiềm năng sử dụng chatbot tự động trong bán hàng online trên các website, nền tảng mạng xã hội khiến sản phẩm được nhiều nhà đầu tư để ý. Nhiều lời mời rót vốn được đưa ra nhưng nhóm liên tục từ chối.
"Sản phẩm đã có thể tự chạy ổn định, sinh ra dòng tiền nên chúng tôi không quá bức bách về nhu cầu vốn. Vì vậy, chúng tôi có quyền lựa chọn các nhà đầu tư sẽ đồng hành cùng với nhóm bởi đây không chỉ là câu chuyện tài chính", Lê Anh Tiến cho biết.
Cuối năm 2017, sản phẩm nhận được gói hỗ trợ sử dụng dịch vụ trị giá 30.000 USD từ Facebook và Amazon trong khuôn khổ dự án FbStart - chương trình toàn cầu được thiết kế nhằm giúp những người mới khởi nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
"Bot bán hàng mang những tính năng đặc trưng của một nền tảng quản lý bán hàng như bán hàng tự động trên Messenger, tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng. Đặc biệt, chatbot này còn có tính năng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), tạo data khách hàng và tự động tiếp thị sản phẩm. Khách hàng mua hàng có thể thực hiện thanh toán ngay trên chatbot mà không cần chuyển đổi sang giao diện khác", Lê Anh Tiến cho biết.
Ứng dụng được lập trình và đào tạo để thu thập tư liệu người dùng, phân tích hành vi, sở thích mua sắm, những mối quan tâm của khách hàng cũng như có khả năng đưa ra các dự báo để marketing tự động cho sản phẩm.
Ứng dụng được sử dụng phổ biến và đa dạng trong các lĩnh vực tư vấn, chăm sóc người dùng, marketing, quảng cáo, trả lời khách hàng...ở tất cả các nhóm ngành, sản phẩm, dịch vụ như: ẩm thực và đồ uống, sản phẩm công nghệ, điện gia dụng, nông sản, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thời trang, đồ chơi, nhà cửa, sách, văn phòng phẩm, quà tặng, kiến trúc...
Nhóm phát triển sản phẩm bot bán hàng.
"Chúng tôi mong muốn tạo ra một nền tảng công nghệ tối ưu, giúp các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ trên Facebook, tạo ra những giá trị cho cộng đồng", kỹ sư Hoàng Minh Phú cho biết.
Trong một năm hoạt động, với lượng dữ liệu khổng lồ thu được từ tương tác với người dùng, nhóm dự định sẽ ứng dụng công nghệ blockchain để cấu trúc và bảo vệ dữ liệu cho toàn bộ hệ thống. Trong tương lai, nhóm có dự định gọi vốn vòng hạt giống khoảng 1,5 đến 2 triệu USD để mở rộng ra các thị trường Thái Lan, Philippines.
Bên cạnh đó, nhóm cũng gặp những khó khăn nhất định về chi phí phận hành server và quá tải vì lượng khách hàng quá nhiều. Trung bình mỗi ngày sản phẩm chatbot xử lý khoảng 500 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Phát triển chatbot là một trong những xu hướng khởi nghiệp bùng nổ ở Việt Nam và trên toàn cầu trong năm 2017 cùng với công nghệ chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)...Ở Việt Nam, một vài nhà phát triển ứng dụng đã lập trình và hoàn thiện được chatbot tích hợp trong nền tảng trò chuyện của Facebook. Vượt lên trên một xu thế, chatbot đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống công nghệ và thương mại của toàn thế giới.
Messenger cũng đã tiến hành sử dụng chatbot để tạo hệ sinh thái kết nối cộng đồng người sử dụng. Với việc đẩy mạnh chatbot trong nền tảng Facebook Messenger, cộng với lợi thế hơn hai tỷ người dùng và hơn 50 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, mạng xã hội lớn nhất hành tinh hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi về mặt công nghệ và thương mại trên toàn thế giới.
Theo VnExpress
Ba kỹ sư 9x đã từ chối nhiều lời mời đầu tư từ các "shark" vì hiện vẫn chủ động được nguồn tài chính và đã có kế hoạch gọi vốn cụ thể.
Bắt đầu phát triển từ tháng 11/2017, nền tảng bot bán hàng thuộc Công ty TNHH Chatbot Việt Nam do ba kỹ sư 9x Lê Anh Tiến, Hoàng Minh Phú, Nguyễn Đình Tùng hiện có trong tay 77.000 khách.
Mức tăng trưởng khách hàng lên đến hơn 9.000 % cùng tiềm năng sử dụng chatbot tự động trong bán hàng online trên các website, nền tảng mạng xã hội khiến sản phẩm được nhiều nhà đầu tư để ý. Nhiều lời mời rót vốn được đưa ra nhưng nhóm liên tục từ chối.
"Sản phẩm đã có thể tự chạy ổn định, sinh ra dòng tiền nên chúng tôi không quá bức bách về nhu cầu vốn. Vì vậy, chúng tôi có quyền lựa chọn các nhà đầu tư sẽ đồng hành cùng với nhóm bởi đây không chỉ là câu chuyện tài chính", Lê Anh Tiến cho biết.
Cuối năm 2017, sản phẩm nhận được gói hỗ trợ sử dụng dịch vụ trị giá 30.000 USD từ Facebook và Amazon trong khuôn khổ dự án FbStart - chương trình toàn cầu được thiết kế nhằm giúp những người mới khởi nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
"Bot bán hàng mang những tính năng đặc trưng của một nền tảng quản lý bán hàng như bán hàng tự động trên Messenger, tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng. Đặc biệt, chatbot này còn có tính năng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), tạo data khách hàng và tự động tiếp thị sản phẩm. Khách hàng mua hàng có thể thực hiện thanh toán ngay trên chatbot mà không cần chuyển đổi sang giao diện khác", Lê Anh Tiến cho biết.
Ứng dụng được lập trình và đào tạo để thu thập tư liệu người dùng, phân tích hành vi, sở thích mua sắm, những mối quan tâm của khách hàng cũng như có khả năng đưa ra các dự báo để marketing tự động cho sản phẩm.
Ứng dụng được sử dụng phổ biến và đa dạng trong các lĩnh vực tư vấn, chăm sóc người dùng, marketing, quảng cáo, trả lời khách hàng...ở tất cả các nhóm ngành, sản phẩm, dịch vụ như: ẩm thực và đồ uống, sản phẩm công nghệ, điện gia dụng, nông sản, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thời trang, đồ chơi, nhà cửa, sách, văn phòng phẩm, quà tặng, kiến trúc...
|
Nhóm phát triển sản phẩm bot bán hàng. |
"Chúng tôi mong muốn tạo ra một nền tảng công nghệ tối ưu, giúp các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ trên Facebook, tạo ra những giá trị cho cộng đồng", kỹ sư Hoàng Minh Phú cho biết.
Trong một năm hoạt động, với lượng dữ liệu khổng lồ thu được từ tương tác với người dùng, nhóm dự định sẽ ứng dụng công nghệ blockchain để cấu trúc và bảo vệ dữ liệu cho toàn bộ hệ thống. Trong tương lai, nhóm có dự định gọi vốn vòng hạt giống khoảng 1,5 đến 2 triệu USD để mở rộng ra các thị trường Thái Lan, Philippines.
Bên cạnh đó, nhóm cũng gặp những khó khăn nhất định về chi phí phận hành server và quá tải vì lượng khách hàng quá nhiều. Trung bình mỗi ngày sản phẩm chatbot xử lý khoảng 500 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Phát triển chatbot là một trong những xu hướng khởi nghiệp bùng nổ ở Việt Nam và trên toàn cầu trong năm 2017 cùng với công nghệ chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)...Ở Việt Nam, một vài nhà phát triển ứng dụng đã lập trình và hoàn thiện được chatbot tích hợp trong nền tảng trò chuyện của Facebook. Vượt lên trên một xu thế, chatbot đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống công nghệ và thương mại của toàn thế giới.
Messenger cũng đã tiến hành sử dụng chatbot để tạo hệ sinh thái kết nối cộng đồng người sử dụng. Với việc đẩy mạnh chatbot trong nền tảng Facebook Messenger, cộng với lợi thế hơn hai tỷ người dùng và hơn 50 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, mạng xã hội lớn nhất hành tinh hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi về mặt công nghệ và thương mại trên toàn thế giới.
Theo VnExpress