30/09/2020
Học được gì từ sự trỗi dậy của những doanh nghiệp startup E-commerce?Thị trường Việt Nam trong khoảng 6 năm trở lại đây chứng kiến sự tham gia của rất nhiều startup ngành E-commerce cả trong nước và quốc tế, điển hình như: Shopee, tiki hay Lozi... đều có những bước tiến mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường và không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu của mình trong lòng khách hàng. Cơ hội và thách thức chia đều cho tất cả doanh nghiệp
Với hàng loạt ưu điểm nổi bật mà thị trường E-commerce có quy mô hơn 10 tỷ USD mang lại cùng với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao (dự kiến 55% dân số sẽ mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm online đạt 600 USD/người vào năm 2025), người mua cũng sẽ có nhiều đòi hỏi hơn về đa dạng hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ, kể cả logistic và thanh toán online. Điều này không chỉ mang lại cơ hội tuyệt vời cho các startup tại Việt Nam mà còn là thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong thị trường phải có một sức hút nhất định.
Bên cạnh đó, dù tốc độ phát triển là thần kỳ nhưng nền tảng Internet tại Việt Nam vẫn chưa thực sự chín muồi và các vấn đề bất cập trong việc vận chuyển cũng là rào cản đang kìm hãm sự tăng trưởng trong những năm kế đến của các doanh nghiệp. Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận khách hàng chưa có niềm tin vào việc mua hàng online. Tất cả những điều này khiến cơ hội và thách thức dường như vẫn chia đều các các startup E-commerce dù là lớn hay nhỏ.
Điểm qua các Startup E-commerce điển hình
Một startup nổi bật đang làm mưa làm gió trên thị trường Đông Nam Á không thể bỏ qua sàn E-commerce Shopee. Nhận số tiền đầu tư lên đến hàng tỷ USD từ công ty mẹ SEA cùng nguồn nhân sự cấp cao nhiều kinh nghiệm. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Shopee đã từng bước đánh bại các sàn lâu năm, chạm đến vị trí dẫn đầu trong lượt truy cập mỗi tháng tại các nước Đông Nam Á. Đến thời điểm hiện tại, dù mức lỗ đã lên đến hàng nghìn USD những Shopee đã sở hữu được lượng khách hàng trung thành và khách hàng mới đáng mơ ước.
Ngoài ra, Tiki cũng là một kênh mua sắm online phổ biến và được yêu thích nhất tại. Việt Nam, chỉ đứng sau Shopee về lượng truy cập. Với sự đầu tư và chống lưng của tập đoàn lớn cùng định hướng vững chắc, Tiki dự kiến sẽ trở thành đối thủ đáng gờm nhất trong lĩnh vực E-commerce Việt Nam
Chiến lược nào để nổi bật trong thị trường cạnh tranh gắt gao?
Tại 2 startup này, không khó để nhận ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn luôn là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy người mua chi tiêu nhiều hơn trên các nền tảng. Các hoạt động thúc đẩy mua hàng cũng cùng hàng loạt kế hoạch truyền thông nhằm thu hút khách hàng mỗi tháng như siêu sale, mừng sinh nhật,.. cũng.diễn ra với tần suất dày đặc.
Các hoạt động thúc đẩy dày đặc diễn ra tại Shopee
Đánh vào đúng tâm lý khách hàng: Đây cũng là chiến lược mà cả 2 startup này đặt ra và hướng đến ngay từ đầu. Nếu Tiki đánh vào tâm lý muốn mua hàng chính hãng của khách hàng để siết chặt các quy định cả về chất lượng hàng hóa cả về quy cách đóng gói để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất thì tại Shopee, công ty này hướng đến tâm lý “ngại” trả phí vận chuyển của khách hàng, từ đó cung cấp các mã miễn phí vận chuyển trên các đơn hàng tùy giá trị khiến khách hàng cảm thấy không quá khác biệt với mua hàng offline, nhờ vậy mà sàn TMĐT này đã và đang được hưởng ứng rất nhiệt tình.
Đẩy nhanh thời gian giao hàng: Với việc cam kết giao hàng chỉ trong 2h tại Tikinow đã khiến Tiki tạo nhiều thiện cảm trong lòng khách hàng. Để làm được điều này, Tiki đã nỗ lực mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng và lắp đặt kho bãi rộng rãi khắp cả nước. Shopee cũng không kém cạnh khi kết hợp với các đơn vị vận chuyển như Grab, Ninja Van,... để đẩy nhanh thời gian giao hàng trong 4h ở khu vực nội thành, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí MInh.
Phát triển kế hoạch marketing: Trong khi Tiki nỗ lực tài trợ cho các MV âm nhạc đình đám, có lượt view cao ngất ngưởng của những ca sĩ đình đám để quảng bá thương hiệu thì Shopee không chịu đầu hàng khi liên tục sử dụng người nổi tiếng trong các video quảng cáo trước dịp siêu sale để thu hút sự chú ý và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hơn thế, chiến lược kích cầu cũng được Shopee nâng cấp bằng việc triển khai livestream unbox, review sản phẩm dưới sự dẫn dắt của các KOL, nhằm đem đến cái nhìn chân thực nhất. Nhờ vậy mà số lượng đơn hàng tăng cao và sự tương tác với khách hàng cũng được đẩy mạnh.
Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những cơ hội nổi bật và ví dụ điển hình về các công ty startup E-commerce. Mong rằng bạn đã biết thêm được những điều bổ ích nhất.
Thị trường Việt Nam trong khoảng 6 năm trở lại đây chứng kiến sự tham gia của rất nhiều startup ngành E-commerce cả trong nước và quốc tế, điển hình như: Shopee, tiki hay Lozi... đều có những bước tiến mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường và không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.
Cơ hội và thách thức chia đều cho tất cả doanh nghiệp
Với hàng loạt ưu điểm nổi bật mà thị trường E-commerce có quy mô hơn 10 tỷ USD mang lại cùng với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao (dự kiến 55% dân số sẽ mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm online đạt 600 USD/người vào năm 2025), người mua cũng sẽ có nhiều đòi hỏi hơn về đa dạng hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ, kể cả logistic và thanh toán online. Điều này không chỉ mang lại cơ hội tuyệt vời cho các startup tại Việt Nam mà còn là thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong thị trường phải có một sức hút nhất định.
Bên cạnh đó, dù tốc độ phát triển là thần kỳ nhưng nền tảng Internet tại Việt Nam vẫn chưa thực sự chín muồi và các vấn đề bất cập trong việc vận chuyển cũng là rào cản đang kìm hãm sự tăng trưởng trong những năm kế đến của các doanh nghiệp. Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận khách hàng chưa có niềm tin vào việc mua hàng online. Tất cả những điều này khiến cơ hội và thách thức dường như vẫn chia đều các các startup E-commerce dù là lớn hay nhỏ.
Điểm qua các Startup E-commerce điển hình
Một startup nổi bật đang làm mưa làm gió trên thị trường Đông Nam Á không thể bỏ qua sàn E-commerce Shopee. Nhận số tiền đầu tư lên đến hàng tỷ USD từ công ty mẹ SEA cùng nguồn nhân sự cấp cao nhiều kinh nghiệm. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Shopee đã từng bước đánh bại các sàn lâu năm, chạm đến vị trí dẫn đầu trong lượt truy cập mỗi tháng tại các nước Đông Nam Á. Đến thời điểm hiện tại, dù mức lỗ đã lên đến hàng nghìn USD những Shopee đã sở hữu được lượng khách hàng trung thành và khách hàng mới đáng mơ ước.
Ngoài ra, Tiki cũng là một kênh mua sắm online phổ biến và được yêu thích nhất tại. Việt Nam, chỉ đứng sau Shopee về lượng truy cập. Với sự đầu tư và chống lưng của tập đoàn lớn cùng định hướng vững chắc, Tiki dự kiến sẽ trở thành đối thủ đáng gờm nhất trong lĩnh vực E-commerce Việt Nam
Chiến lược nào để nổi bật trong thị trường cạnh tranh gắt gao?
Tại 2 startup này, không khó để nhận ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn luôn là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy người mua chi tiêu nhiều hơn trên các nền tảng. Các hoạt động thúc đẩy mua hàng cũng cùng hàng loạt kế hoạch truyền thông nhằm thu hút khách hàng mỗi tháng như siêu sale, mừng sinh nhật,.. cũng.diễn ra với tần suất dày đặc.
Các hoạt động thúc đẩy dày đặc diễn ra tại Shopee
Đánh vào đúng tâm lý khách hàng: Đây cũng là chiến lược mà cả 2 startup này đặt ra và hướng đến ngay từ đầu. Nếu Tiki đánh vào tâm lý muốn mua hàng chính hãng của khách hàng để siết chặt các quy định cả về chất lượng hàng hóa cả về quy cách đóng gói để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất thì tại Shopee, công ty này hướng đến tâm lý “ngại” trả phí vận chuyển của khách hàng, từ đó cung cấp các mã miễn phí vận chuyển trên các đơn hàng tùy giá trị khiến khách hàng cảm thấy không quá khác biệt với mua hàng offline, nhờ vậy mà sàn TMĐT này đã và đang được hưởng ứng rất nhiệt tình.
Đẩy nhanh thời gian giao hàng: Với việc cam kết giao hàng chỉ trong 2h tại Tikinow đã khiến Tiki tạo nhiều thiện cảm trong lòng khách hàng. Để làm được điều này, Tiki đã nỗ lực mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng và lắp đặt kho bãi rộng rãi khắp cả nước. Shopee cũng không kém cạnh khi kết hợp với các đơn vị vận chuyển như Grab, Ninja Van,... để đẩy nhanh thời gian giao hàng trong 4h ở khu vực nội thành, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí MInh.
Phát triển kế hoạch marketing: Trong khi Tiki nỗ lực tài trợ cho các MV âm nhạc đình đám, có lượt view cao ngất ngưởng của những ca sĩ đình đám để quảng bá thương hiệu thì Shopee không chịu đầu hàng khi liên tục sử dụng người nổi tiếng trong các video quảng cáo trước dịp siêu sale để thu hút sự chú ý và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hơn thế, chiến lược kích cầu cũng được Shopee nâng cấp bằng việc triển khai livestream unbox, review sản phẩm dưới sự dẫn dắt của các KOL, nhằm đem đến cái nhìn chân thực nhất. Nhờ vậy mà số lượng đơn hàng tăng cao và sự tương tác với khách hàng cũng được đẩy mạnh.
Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những cơ hội nổi bật và ví dụ điển hình về các công ty startup E-commerce. Mong rằng bạn đã biết thêm được những điều bổ ích nhất.