Bài học rút ra từ các mô hình Startup EduTech tiêu biểu trên toàn cầu
Được biết đến như một hình thức học tiện lợi, EduTech nhanh chóng trở thành xu hướng trong kỷ nguyên mới. Vì thế mà cơ hội và thách thức đến từ việc khởi nghiệp EduTech đem lại là không hề nhỏ, nhưng bù lại, tỷ lệ thất bại ở ngành này luôn là cao nhất. Những ví dụ điển hình và cần lưu ý gì trước khi thành lập một doanh nghiệp Startup EduTech, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Nhắc đến việc sử dụng công nghệ vào học tập trực tuyến, người ta thường nghĩ ngay sự thành công của các doanh nghiệp EduTech dẫn đầu thị trường toàn cầu như: Coursera chuyên cung cấp hàng nghìn khóa học online hay phần mềm học ngoại ngữ Duolingo. Đây là 2 startup nổi tiếng trên toàn cầu và rất phổ biến ở Việt Nam.
 

Ứng dụng EduTech đã mang lại các bài học bổ ích
 
Điểm chung của các ứng dụng này là việc cung cấp các bài giảng, trò chơi chất lượng, mang đến kiến thức đa dạng cho người học. Tất cả các nội dung được tạo ra bởi nhiệt huyết của nhiều chuyên gia, sau quá trình nghiên cứu, chọn lọc, các bài giảng phù hợp với từng ngành mới được công khai. Điểm nổi bật hơn cả là việc MIỄN PHÍ các khóa học nền tảng, học viên chỉ trả tiền sau khi 2 tuần trải nghiệm và muốn học các khóa trung cấp, cao cấp.
 
Hơn nữa, với môi trường học tập trực tuyến đa dạng tính năng, người học còn có thể tải bài giảng, thảo luận trực tuyến với giáo viên và bạn bè mọi lúc, mọi nơi hay dễ dàng xem lại các bài học đã học qua mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
 
Tại thị trường Việt Nam với hơn 40% là dân số trẻ cũng chứng kiến bước tiến lớn trong ngành EduTech của startup tiêu biểu Elsa. Là ứng dụng học tiếng Anh chuẩn bản ngữ đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo AI vào việc nhận diện giọng nói với độ chính xác lên đến 95%, Elsa mang đến cho người học một trợ lý trực tuyến, có thể nhanh chóng phản hồi và hướng dẫn từng lỗi phát âm chính xác tuyệt đối. Hơn thế, mỗi học viên còn có lộ trình được cá nhân hóa rõ ràng. Chính vì điều này mà Elsa đang ngày càng lớn mạnh và nhận được vốn đầu tư khủng từ doanh nghiệp nước ngoài.
 

Elsa là một trong những ứng dụng EduTech thành công nhất tại Việt Nam
 
Bên cạnh sự thành công của các startup EduTech tiêu biểu cũng tồn tại hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh thất bại ở cùng lĩnh vực như Sharp Scholar, những lý do thường gặp phải bao gồm:
  • Thiếu hiểu biết sâu rộng về hệ sinh thái giáo dục khi chưa từng được học qua.
  • Thiếu kiên nhẫn và có kỳ vọng quá nhiều vào doanh nghiệp khi chưa tìm được chiến lược phù hợp.
  • Một vấn đề nữa là các Startup EduTech thường có tình trạng thiếu giáo viên có năng lực tạo ra những bài học không hiệu quả.
  • Không tìm được doanh thu cho sản phẩm.
Để tránh những trường hợp này, các doanh nghiệp mong muốn khởi nghiệp trong ngành EduTech cần phải nắm rõ:
  • Cần có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và phát triển các mối quan hệ trong ngành giáo dục để có hướng đi phù hợp.
  • Sự kiên nhẫn là điều cần có đối với bất kì doanh nhân nào, thay vì kỳ vọng quá cao vào sản phẩm và chú ý đến doanh thu, hãy tập trung tìm ra các mô hình và chiến lược phát triển phù hợp nhất với nhu cầu thị trường.
  • Đầu tư tìm kiếm các giảng viên uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy, điều này vừa mang lại hiệu quả cho học viên, vừa mang lại uy tín lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp EduTech không nằm ngoài quy luật bài trừ khốc liệt của thị trường. Cần làm gì và sẽ phải làm gì để ngày càng trở nên lớn mạnh? Hãy tìm hiểu kĩ hơn thông qua các bài viết sau. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất!