01/10/2020
Bật mí bức tranh toàn cảnh SaaS và xu hướng hội nhập toàn cầuThập kỷ 20 đã đánh dấu sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ, IT của hàng loạt các công ty lớn thông qua việc chuyển đổi dữ liệu và cung cấp các giải pháp phần mềm, giúp mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Một trong số đó phải kể đến mô hình SaaS đang dần chiếm lĩnh thị trường và ngày trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Vậy, SaaS có những ưu điểm, hạn chế nào, bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường này sẽ diễn biến như thế nào? Bài viết này sẽ đề cập chi tiết và chính xác nhất đến bạn.Bức tranh toàn cảnh của SaaS hiện nay
SaaS (Software as a Service) là phần mềm dạng dịch vụ. Đây là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm dạng điện toán đám mây. Theo đó, nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán phần mềm như thông thường mà họ sẽ lập trình phần mềm và tiếp tục duy trì hoạt động của chúng trên nền tảng web. Khách hàng khi muốn sử dụng các tính năng này sẽ phải trả một khoản phí định kỳ tùy theo gói dịch vụ.
Phần mềm dạng dịch vụ Saas có nhiều điểm nổi bật
3 đặc điểm chính của SaaS chính là: chức năng chia sẻ thông tin, cấu hình và tùy biến, giao thức tích hợp mở và giao diện lập trình tự ứng dụng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người sử dụng.
Hiện nay, SaaS được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: phần mềm văn phòng, tính toán thống kê, phần mềm quản lý khách hàng, quản trị nhân lực,… Các phần mềm SaaS phổ biến nhất có thể kể đến như các ứng dụng của Google: Drive, Gmail,... hay một số phần mềm quản lý dịch vụ khác cũng nổi tiếng không kém như Misa, Dropbox, Mailchimp, Microsoft,...
SaaS đã và đang dần chiếm ưu thế trên thị trường, nhất là tại các quốc gia phát triển với tốc độ tăng trưởng lên đến 16,4%/năm và chạm đến doanh số đáng kinh ngạc. Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa lựa chọn giải pháp này để dễ dàng làm chủ hệ thống của mình cũng như tiết kiệm chi phí, nhân lực trình độ cao. Chính vì điều này mà SaaS có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong tương lai.
Ưu điểm và hạn chế của SaaS
SaaS có những ưu điểm vượt trội như:
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, nhân lực khi sử dụng, thậm chí là chi phí sửa chữa, nâng cấp định kỳ.
Tiện dụng khi có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần được kết nối internet là khách hàng đã có thể dễ dàng truy cập dữ liệu và thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Nhanh chóng sở hữu các tính năng hàng đầu từ nhà cung cấp, bao gồm cả cập nhật phần mềm.
Được hỗ trợ tối đa trong việc sử dụng và lưu trữ thông tin cũng như dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng
Bên cạnh đó, mô hình SaaS cũng có những vấn đề cần được hoàn thiện và nâng cấp, chẳng hạn:
Tính bảo mật chưa cao bởi server phần mềm thường được đặt tại nhà cung cấp
Phụ thuộc nhiều vào đường truyền Internet dẫn đến việc không khả dụng trong những trường hợp như di chuyển trên máy bay. Vì thế các nhà phát triển cũng đang nghiên cứu thêm tính năng hỗ trợ cho việc sử dụng ngoại tuyến
Các nhân viên của bạn sẽ cần thời gian làm quen với các bản cập nhật mới.
Các nhân viên khi sử dụng SaaS cần có thời gian làm quen
Xu hướng phát triển và hội nhập của SaaS toàn cầu
Trong khi xu hướng về phần mềm dạng dịch vụ đã và đang dẫn đầu trong lĩnh vực B2B Tech toàn thế giới, thì SaaS vẫn còn là một thuật ngữ khá mới mẻ tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào,... Tuy nhiên, cùng với làn sóng công nghệ đang xâm nhập và khả năng hấp thụ thị trường tốt, SaaS sẽ dần hội nhập và hứa hẹn làm nên nhiều điều bất ngờ trong tương lai gần.
Thêm vào đó, làn sóng hình thành các nhà cung cấp mô hình SaaS mới có nhiều đột phá hơn cũng làm thị trường cạnh tranh trở nên sôi động hơn. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận, chọn lựa giải pháp phù hợp với mức giá vừa tầm với doanh nghiệp của mình. Thậm chí, ngay cả những doanh nghiệp nhỏ dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp này.
Không thể phủ nhận rằng, SaaS đang ngày càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và dự đoán sẽ trở thành xu thế công nghệ toàn cầu trong tương lai gần. Tạo điều kiện cho các startup công nghệ phát triển lớn mạnh hơn và cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng.
Thập kỷ 20 đã đánh dấu sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ, IT của hàng loạt các công ty lớn thông qua việc chuyển đổi dữ liệu và cung cấp các giải pháp phần mềm, giúp mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Một trong số đó phải kể đến mô hình SaaS đang dần chiếm lĩnh thị trường và ngày trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Vậy, SaaS có những ưu điểm, hạn chế nào, bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường này sẽ diễn biến như thế nào? Bài viết này sẽ đề cập chi tiết và chính xác nhất đến bạn.
Bức tranh toàn cảnh của SaaS hiện nay
SaaS (Software as a Service) là phần mềm dạng dịch vụ. Đây là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm dạng điện toán đám mây. Theo đó, nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán phần mềm như thông thường mà họ sẽ lập trình phần mềm và tiếp tục duy trì hoạt động của chúng trên nền tảng web. Khách hàng khi muốn sử dụng các tính năng này sẽ phải trả một khoản phí định kỳ tùy theo gói dịch vụ.
Phần mềm dạng dịch vụ Saas có nhiều điểm nổi bật
3 đặc điểm chính của SaaS chính là: chức năng chia sẻ thông tin, cấu hình và tùy biến, giao thức tích hợp mở và giao diện lập trình tự ứng dụng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người sử dụng.
Hiện nay, SaaS được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: phần mềm văn phòng, tính toán thống kê, phần mềm quản lý khách hàng, quản trị nhân lực,… Các phần mềm SaaS phổ biến nhất có thể kể đến như các ứng dụng của Google: Drive, Gmail,... hay một số phần mềm quản lý dịch vụ khác cũng nổi tiếng không kém như Misa, Dropbox, Mailchimp, Microsoft,...
SaaS đã và đang dần chiếm ưu thế trên thị trường, nhất là tại các quốc gia phát triển với tốc độ tăng trưởng lên đến 16,4%/năm và chạm đến doanh số đáng kinh ngạc. Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa lựa chọn giải pháp này để dễ dàng làm chủ hệ thống của mình cũng như tiết kiệm chi phí, nhân lực trình độ cao. Chính vì điều này mà SaaS có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong tương lai.
Ưu điểm và hạn chế của SaaS
SaaS có những ưu điểm vượt trội như:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, nhân lực khi sử dụng, thậm chí là chi phí sửa chữa, nâng cấp định kỳ.
- Tiện dụng khi có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần được kết nối internet là khách hàng đã có thể dễ dàng truy cập dữ liệu và thực hiện nhiều công việc khác nhau.
- Nhanh chóng sở hữu các tính năng hàng đầu từ nhà cung cấp, bao gồm cả cập nhật phần mềm.
- Được hỗ trợ tối đa trong việc sử dụng và lưu trữ thông tin cũng như dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng
Bên cạnh đó, mô hình SaaS cũng có những vấn đề cần được hoàn thiện và nâng cấp, chẳng hạn:
- Tính bảo mật chưa cao bởi server phần mềm thường được đặt tại nhà cung cấp
- Phụ thuộc nhiều vào đường truyền Internet dẫn đến việc không khả dụng trong những trường hợp như di chuyển trên máy bay. Vì thế các nhà phát triển cũng đang nghiên cứu thêm tính năng hỗ trợ cho việc sử dụng ngoại tuyến
- Các nhân viên của bạn sẽ cần thời gian làm quen với các bản cập nhật mới.
Các nhân viên khi sử dụng SaaS cần có thời gian làm quen
Xu hướng phát triển và hội nhập của SaaS toàn cầu
Trong khi xu hướng về phần mềm dạng dịch vụ đã và đang dẫn đầu trong lĩnh vực B2B Tech toàn thế giới, thì SaaS vẫn còn là một thuật ngữ khá mới mẻ tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào,... Tuy nhiên, cùng với làn sóng công nghệ đang xâm nhập và khả năng hấp thụ thị trường tốt, SaaS sẽ dần hội nhập và hứa hẹn làm nên nhiều điều bất ngờ trong tương lai gần.
Thêm vào đó, làn sóng hình thành các nhà cung cấp mô hình SaaS mới có nhiều đột phá hơn cũng làm thị trường cạnh tranh trở nên sôi động hơn. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận, chọn lựa giải pháp phù hợp với mức giá vừa tầm với doanh nghiệp của mình. Thậm chí, ngay cả những doanh nghiệp nhỏ dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp này.
Không thể phủ nhận rằng, SaaS đang ngày càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và dự đoán sẽ trở thành xu thế công nghệ toàn cầu trong tương lai gần. Tạo điều kiện cho các startup công nghệ phát triển lớn mạnh hơn và cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng.