Điểm qua các vấn đề pháp lý cơ bản mà doanh nghiệp cần hiểu rõ
Để hạn chế tối đa các tranh chấp không đáng có xung quanh các hoạt động thường ngày và giúp quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi, người đứng đầu công ty cần nắm rõ và đầy đủ những vấn đề pháp lý liên quan như thủ tục thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, hợp đồng mua bán sản phẩm/dịch vụ, quyền và nghĩa vụ,...Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp.
Các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp
 
Trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn và cộng sự cần họp bàn, lựa chọn dựa trên các kiến thức pháp lý như:
 
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp kỹ lưỡng theo cách mà doanh nghiệp vận hành, đảm bảo các quy định của pháp luật. Các loại hình công ty thường gặp là: công ty TNHH, cổ phần, hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…
Đừng quên tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp khi có quyết định đặt tên và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (bao gồm logo, nhận diện thương hiệu,...)
Lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh phù hợp.
Tham khảo các vấn đề liên quan về đủ các thuế, phí để có chiến lược đúng đắn, bao gồm cả việc kê khai, quyết toán thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,…
Nắm vững các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp (Tra cứu điều 7 và 8 Luật doanh nghiệp).
 
Nắm và sở hữu đầy đủ các loại giấy tờ và văn bản pháp lý
 
Trước khi chính thức đi vào hoạt động, doanh nghiệp buộc phải đăng ký những loại giấy tờ chính sau nhằm giúp cơ cơ quan liên quan xác định được tư cách pháp nhân, tình trạng và hình hài của doanh nghiệp:
 
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ doanh nghiệp
– Sổ đăng ký thành viên, giấy chứng nhận phần vốn góp, biên bản góp vốn và định giá tài sản
– Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản
– Sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm
– Các tài liệu pháp lý nội bộ của doanh nghiệp
– Các giấy phép con, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay chứng chỉ văn bằng khác
 
Việc lưu trữ đủ các loại giấy tờ này thường được yêu cầu khi doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra đột ngột hoặc lấy làm cơ sở để kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng, ký kết hợp đồng trong kinh doanh. Không những thế, đây còn là cơ sở để nâng cao giá trị thương hiệu, chứng minh việc kinh doanh là hoàn toàn minh bạch và giúp doanh nghiệp được định giá cao.
 
Quản lý dòng tiền ra/vào theo đúng quy định của pháp luật
 
Được xem là thứ thể hiện đúng tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền (bao gồm cả dòng tiền vào và dòng tiền ra) của bất kỳ công ty nào đều bắt buộc thông qua hai nơi là quỹ tiền mặt và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Chính vì thế, những người đứng đầu cần có kiến thức cả về pháp lý lẫn tài chính, kế toán để quản lý tốt dòng tiền. Các vấn đề chính và quan trọng gồm:
 
Phải minh bạch dòng tiền chi tiêu từng khoản của doanh nghiệp nhằm tránh vướng mắc về kê khai và quyết toán thuế.
Bất kỳ khoản tiền nào đều phải lý do hợp pháp, cung cấp đủ hóa đơn và chứng từ, đảm bảo quá trình hạch toán diễn ra đúng theo quy định.
Số tiền thanh toán từng lần từ 20 triệu đồng trở lên buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt và phải có hóa đơn GTGT cũng như hóa đơn bán hàng thì mới được xem là hợp lệ. Trong trường hợp không thể có hóa đơn và có thể thanh toán bằng tiền mặt phải lập bảng kê theo mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của luật.
 
Nắm vững kiến thức pháp lý về hợp đồng thương mại
 
Soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại là điều diễn ra thường xuyên đối với những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Vì thế, bạn cần nắm vững những kiến thức chính sau để hạn chế rủi ro trong kinh doanh thấp nhất có thể:
 
Tìm hiểu rõ thông tin đối tác ký hợp đồng và đảm bảo mọi trường hợp để hợp đồng không bị vô hiệu.
Xem kỹ các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên và xem xét khả năng thực hiện hợp đồng trước khi ký để không phải đền bù.
Nắm được vấn đề mấu chốt của hợp đồng.
Ngoài ra cũng cần lường trước các rủi ro dễ xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
 
Ngoài những vấn đề pháp lý trên, doanh nghiệp cũng cần có những phương án chủ động và tuân thủ quy trình kinh doanh, đảm bảo không vi phạm pháp luật để tránh vướng vào những cơ sở pháp lý phát sinh khác. Phương án tốt nhất là doanh nghiệp hãy thuê nhân sự có chuyên môn hoặc tìm một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín, có trách nhiệm để tư vấn và đồng hành trong chặng đường phát triển về sau.