Tổng hợp các lưu ý quan trọng giúp hoạt động Marketing & Sale diễn ra suôn sẻ
Mối quan hệ giữa hai bộ phận Sale (bán hàng) và Marketing (tiếp thị) là mật thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì làm việc gần nhau và đều chịu trách nhiệm về khách hàng và doanh số mà đây cũng được xem là nơi diễn ra nhiều mâu thuẫn nhất trong công ty. Nếu những người đứng đầu không biết cách hài hòa và đưa ra những phương án hợp lý nhằm giải tỏa khúc mắt ngay từ đầu sẽ rất dễ gây ra hậu quả khó lường. Chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các lưu ý quan trọng giúp hoạt động Marketing & Sale diễn ra suôn sẻ qua bài viết dưới đây.
Loại bỏ sự bất hòa giữa hai bộ phận Sale và Marketing
 
Những bất hòa từ hay bộ phận đa phần đến từ việc hiểu lầm và đổ lỗi cho nhau. Nếu đội Sale cho rằng đồng nghiệp Marketing thiếu trách nhiệm, khiến dữ liệu khách hàng đưa qua kém chất lượng thì ngược lại, Marketing cũng nghĩ đội kia làm việc không nhiệt tình, làm mất khách hàng và luôn "nói quá" các chương trình ưu đãi, tính năng sản phẩm để bán được hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh công ty về lâu dài. Vì thế, người quản lý cần hiểu khó khăn, khuất mắt và lắng nghe lời nói của cả hai bên để hỗ trợ kịp thời, thậm chí là đào tạo thêm nhằm hỗ trợ gia tăng hiệu suất công việc.
 
Tạo ra những trải nghiệm chéo cho hai bên
 
Thay vì để cả hai bộ phận luôn trong trạng thái nghi ngờ, nghĩ xấu về nhau, tại sao bạn lại không tạo những trải nghiệm chéo trong công việc của cả hai đội? Đó là những công việc có phần đơn giản và không đòi hỏi kỹ năng cao, điển hình như phân công đội Sale lên kế hoạch ưu đãi, khuyến mãi và đội Marketing tìm kiếm khách hàng. Việc này không những giúp hai đội hiểu hơn về công việc của nhau mà đôi lúc còn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo hơn.
 
Phân chia công việc và trách nhiệm rõ ràng
 
Đây là việc cần thiết để tránh xung đột! Người quản lý cần tách biệt công việc và trách nhiệm của cả đôi bên để có những đánh giá, phản hồi phù hợp nhất. Sự phân chia công việc có thể là:
 
Đội Marketing: Phân tích, tổ chức và lập kế hoạch nhằm xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu, tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội, website,...
Đội Sale: Giới thiệu sản phẩm và xây dựng niềm tin trong mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo doanh số bán hàng, duy trì lượng khách hàng trung thành, xây dựng mối quan hệ mới với khách hàng mới và tiềm năng, tiếp nhận ý kiến đóng góp và phản hồi về sản phẩm,...
 
Tuy nhiên, dù tách biệt nhưng vẫn đảm bảo cả 2 hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu marketing chịu trách nhiệm chuyển đổi khách hàng với Sale thì đội Sale, với lợi thế được tiếp xúc và hiểu khách hàng hơn có thể đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm cải thiện sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng với đội Marketing. Để làm được điều này, công ty cần có những buổi họp định kỳ hằng tuần, tạo điều kiện cho việc tiếp nhận thông tin và đảm bảo diễn ra khách quan, vui vẻ.
 
Sử dụng phần mềm quản lý để đồng nhất quy trình
 
Các phần mềm quản lý doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu trong thời 4.0, giúp người quản lý doanh nghiệp theo dõi, giám sát và nắm bắt được tình hình kinh doanh, năng suất làm việc giữa từng người trong bộ phận và tỉ lệ hoàn thành KPI cũng như công việc,...Đây cũng là nơi tương tác và báo cáo đồng nhất, giúp 2 bộ phận dễ dàng cập nhật tình hình công việc, chương trình sắp đến nhằm thực hiện và đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn.
 
Hoạt động kinh doanh rất cần sự phối hợp nhịp nhàng và hiểu biết sâu sắc trong từng khía cạnh công việc giữa hai bộ phận Sale và Marketing. Nếu hoạt động này suôn sẻ, đây sẽ là “vũ khí tối thượng” khiến doanh nghiệp đạt được mục tiêu và hiệu quả kinh doanh tốt nhất, nhanh chóng chiếm được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Vì thế, trước khi tiến hành thành lập đội ngũ này, hãy lưu ý những vấn đề trên để mọi việc được diễn ra suôn sẻ nhé!