Những sai lầm thường gặp của nhà sáng lập trong việc quản trị doanh nghiệp
Nhà sáng lập công ty là người đứng đầu và quyết định cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh bởi họ người đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển của cả doanh nghiệp trong chặng đường dài phía trước. Tuy nhiên, dù đã trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, không phải nhà sáng lập nào cũng dễ dàng khi vận hành cả một doanh nghiệp mà không phạm phải những sai lầm dưới đây.
Sai lầm trong huy động và quản lý nguồn vốn
 
Khi bắt đầu quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp gặp rào cản về nguồn vốn mà không có sự chuẩn bị, ngay lập tức sẽ bị giành mất thị phần bởi đối thủ cạnh tranh mạnh hơn và nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Lợi thế sẽ chỉ dành cho những ai biết nắm bắt cơ hội. Vì thế, trong bản kế hoạch kinh doanh ban đầu, bằng cách này hay cách khác, hãy tìm kiếm cho mình nguồn vốn sẵn có hoặc sự hậu thuẫn từ ngân hàng, nhà đầu tư để có sự chuẩn bị tốt nhất
 
Đặc biệt hơn, sai lầm thường gặp trong quản lý doanh nghiệp còn xuất phát từ việc quản lý dòng vốn không hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng chi bội thu ngày càng lớn bởi doanh nghiệp có sự lãng phí trong việc nhập nguyên vật liệu, số lượng và thời gian làm việc của nhân viên, chi phí tài sản cố định, hao mòn tài sản,… mà không được đánh giá và cải thiện thường xuyên.
 
Không đầu tư vào nguồn lực chất lượng cao và gặp sai lầm trong quản lý nhân sự
 
Khi nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế, bạn sẽ có phần dè dặt trong việc thuê nguồn lực giỏi, có chuyên môn cao về lâu dài, vì vậy mà quy trình làm việc không được tối ưu và hiệu quả như mong đợi.
 
Thêm vào đó, đối với các nhân sự hiện tại ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác quản trị của những người đứng đầu thường mang tính “cảm tính” và chưa xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp, các doanh nghiệp này còn thường bỏ qua các quy định về luật lao động và pháp lý, tất cả dẫn đến tình trạng làm việc một cách chống chế và có phần thiếu kỷ luật.
 
Không chú trọng trong công tác lập kế hoạch và tối ưu quy trình
 
Lập kế hoạch là một phần giúp doanh nghiệp xác định rõ các công việc và phân bổ nhân sự một cách nhanh chóng, hợp lý nhất. Hơn thế, điều này mang lại sự chuẩn bị tối ưu bằng phương án đề phòng rủi ro, ứng biến với thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, một vài doanh nghiệp quy mô nhỏ thường bỏ qua khâu lập kế hoạch bởi chúng được xem là "phí thời gian". Mọi thứ được hoạt động dựa trên đầu việc đã được phân chia, dẫn đến việc hay xảy ra tình trạng "làm lại" để có phương án tốt nhất. Tất cả khiến quy trình làm việc và vận hành không được tối ưu, vừa gây lãng phí nguồn lực, vừa mất nhiều thời gian khi thực hiện đầu việc.
 
Chưa áp dụng công nghệ trong công việc
 
Việc đầu tư cho công nghệ bị bỏ qua bởi khá nhiều doanh nghiệp non trẻ. Mọi thứ từ kế toán đến nhập số liệu, kho, vận hành,... đều được thực hiện thủ công trong thời gian đầu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp hay mắc phải những lỗi khó sửa chữa như: nhân viên hay xảy ra sai sót, hiệu suất công việc thấp, chủ doanh nghiệp phải luôn đối mặt để giải quyết vô số vấn đề từ lớn đến nhỏ,... Tất cả làm mọi thứ trở nên tiến triển chậm, lãng phí nhiều thời gian, nguồn lực vô ích. Đây cũng là lý do khiến người đứng đầu hay đưa ra nhiều quyết định sai lầm.
 
Ngoài ra, một vài sai lầm khác như chưa trang bị đúng và đủ các kỹ năng làm việc nhóm, quy trình chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp hay chưa có khả năng ủy thác,... cũng làm doanh nghiệp trở nên trì trệ và khó phát triển. Vì vậy, một người quản lý dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn trước khi thực thi dự án, ngoài sở hữu mô hình kinh doanh tiềm năng còn phải chuẩn bị trước tâm lý, kỹ năng cần thiết để tự tin chèo lái con thuyền của mình nhằm hạn chế phạm phải những sai lầm kể trên và vững bước đưa doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả.