VƯỜN ƯƠM VIỆT VÀ BÀI HỌC TỪ MÔ HÌNH QUỐC TẾ
Sự ra đời và phát triển của các Vườn ươm khởi nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra động lực, làn gió khởi nghiệp mạnh mẽ trong thanh niên, cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với các hình thức trợ giúp doanh nghiệp khác, vườn ươm khởi nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Sự ra đời và phát triển của các Vườn ươm khởi nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra động lực, làn gió khởi nghiệp mạnh mẽ trong thanh niên, cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với các hình thức trợ giúp doanh nghiệp khác, vườn ươm khởi nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Vườn ươm khởi nghiệp là nơi cung cấp không gian làm việc, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và phát triển; tư vấn hoàn thiện công nghệ… Mục đích hình thành vườn ươm là hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp ra đời, duy trì sự tồn tại và phát triển thành công.

Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội (Hanoi Innovative Business Incubator of Information Technology – HBI-IT) được khai trương và chính thức đi vào hoạt động tháng 01 năm 2017. Đây là Vườn ươm đầu tiên trong lĩnh vực CNTT được thành lập bởi UBND thành phố Hà Nội, dưới sự điều hành của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội. Đây là một trong những vườn ươm thu hút đông đảo các dự án khởi nghiệp tham gia thông qua nhiều hoạt động như: Hội nghị Xúc tiến đầu tư, hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, kết nối doanh nghiệp…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Chuyên gia cao cấp Hội truyền thông số (Bộ Thông tin và Truyền thông) – TGĐ IBosses Việt Nam thì trong 10 năm gần đây, anh đã làm việc với nhiều vườn ươm, và nhận thấy rằng có một số vườn ươm phát triển khá tốt về mặt hình thức, hợp tác, tạo không gian khá đẹp về hình thức, tổ chức được pitching nhưng hiệu quả đầu ra chưa cao. Để nâng cao hiệu quả vườn ươm khởi nghiệp, chúng ta có thể học tập các mô hình thành công của các nước. Đơn cử như với Singapore, các vườn ươm ươm tạo doanh nghiệp theo từng mức độ, giai đoạn phát triển. 3 level đầu là giai đoạn nền tảng, vườn ươm hỗ trợ đi tìm ý tưởng cho các startup, đóng gói cách trình bày, triển khai được doanh nghiệp và sản phẩm. Ở Singapore, 3 level đầu này được tài trợ. Khoảng 6 tháng, nếu không giải quyết được pitching của 3 level đó startup bị đẩy ra. Sau level 3 trở đi là đến giai đoạn triển khai pitching thương thảo với nhà đầu tư, sau level 4,5,6 doanh nghiệp phải bán được hàng. Từ level 4 trở đi, với mô hình của Ibosses Singapore thì họ phải mở doanh nghiệp, bắt đầu mở công ty đầu tư, các cổ đông bắt đầu xuất hiện, họ trở thành một doanh nghiệp thương lượng với nhà đầu tư. Và nhà đầu tư thường chiếm khoảng 40 % ngân sách công ty đó, phần còn lại dành cho các startup tự lực cánh sinh. Như vậy chúng ta thiếu vốn ban đầu để tạo đòn bẩy đẩy startup lên.

Một trong những vấn đề quan trọng nữa để nâng cao chất lượng các vườn ươm là vấn đề mentor. Theo mô hình Ibosses của Singapore, mentor phải được thi và cấp chứng chỉ hoặc ít nhất phải có profile chứng minh đã làm bao nhiêu công ty thì mới được làm mentor. Còn ở Việt Nam, các vườn ươm nhiều khi là dạy lẫn nhau, kèm đề án với tư cách tự phát, không có hệ thống bài bản. Chúng ta phải chuẩn hóa mentor, định nghĩa lại như thế nào là mentor. Hồ sơ chuẩn hóa chuyên gia cần chú trọng kinh nghiệm thực tế chứ không phải bằng cấp học vị. Nếu chuyên gia nào làm việc tại các doanh nghiệp  lớn, doanh nghiệp đa quốc gia thì đó là một bảo chứng.

Để nâng cao tính ươm tạo của các vườn ươm tại Việt Nam hiện nay, theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, chúng ta còn phải setup luật chơi cho vườn ươm một cách căn bản, hệ thống. Có thể chọn tiêu chuẩn của Mỹ, Singapore hay một quốc gia nào khác nhưng phải setup theo chuẩn khởi nghiệp. Như nào là level startup, như nào thì được đầu tư… Tính tổ chức, tính hệ thống và sự phối hợp liên Bộ phải đồng bộ. Khi chúng ta thiết lập được tiêu chuẩn khởi nghiệp và tiến hành các bước hỗ trợ doanh nghiệp có hệ thống, học tập được các kinh nghiệm hay của quốc tế, chúng ta sẽ có cơ hội bứt phá hơn nữa.