GỌI VỐN QUỸ NGOẠI: VẤN ĐỀ NẰM Ở ĐÂU?
Theo các chuyên gia, nguồn vốn đầu tư được xác định là 1 trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng nhanh, ấn tượng nhất là con số 1,35 tỷ USD vốn đầu tư vào start-up tại Việt Nam chỉ trong năm 2021. Việt Nam hiện có trên 200 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư khởi nghiệp, trong đó phần lớn đến từ nước ngoài. Tiềm năng phát triển của các start-up, sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô và định giá hấp dẫn giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư. Do đó, các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều quỹ đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường.
Theo các chuyên gia, nguồn vốn đầu tư được xác định là 1 trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng nhanh, ấn tượng nhất là con số 1,35 tỷ USD vốn đầu tư vào start-up tại Việt Nam chỉ trong năm 2021. Việt Nam hiện có trên 200 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư khởi nghiệp, trong đó phần lớn đến từ nước ngoài. Tiềm năng phát triển của các start-up, sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô và định giá hấp dẫn giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư. Do đó, các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều quỹ đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường.

Theo anh Yuto Kuno – Giám đốc quỹ đầu tư Genesia Ventures tại Việt Nam, có hai động lực chính khiến cho vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Động lực đầu tiên là các startup giai đoạn sau như Momo, Vnlife, Sky Mavis, Tiki, v.v. Những startup này đã thành công huy động số vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Và động lực thứ hai là các startup giai đoạn đầu gọi vốn.

“Trong năm 2021, chúng ta có thể thấy sự gia tăng về số lượng cũng như giá trị của các giao dịch đầu tư vào các startup giai đoạn đầu. Tôi tin rằng những động lực chính đó đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cao của dòng vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Một điều nữa mà tôi muốn nói đến ở đây là sự thay đổi hành vi của các nhà đầu tư. Năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì chúng tôi không thể trực tiếp đến Việt Nam. Chúng tôi cũng không thể dự đoán xu hướng thị trường do đại dịch, nhưng sau một năm, chúng tôi đã biết cách đầu tư vào các startup từ xa, từ nơi chúng tôi đang sinh sống. Đồng thời, chúng tôi cũng nhìn thấy sự phát triển của thị trường, thị trường nào bị ảnh hưởng bởi Covid, và thị trường nào tăng trưởng tốt sau đại dịch” – Anh Yuto Kuno cho biết.

COVID-19 là 1 cuộc khủng hoảng không thể lường trước, mang lại nhiều khó khăn cho các doanh nói chung và cộng đồng startup nói riêng. Đại dịch này còn gây ra những cản trở, hạn chế cho các quỹ đầu tư quốc tế trong việc thẩm định và lựa chọn startup để đầu tư. Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư đánh giá được sự bền bỉ của đội ngũ sáng lập và sự nhanh nhạy trong việc chuyển mình và thích ứng của doanh nghiệp.