Vững vàng tinh thần khởi nghiệp của các doanh nhân
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên và hỗ trợ để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Đặc biệt là Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chương trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Đó chính là động lực, là cơ sở để các doanh nhân vững vàng tinh thần khởi nghiệp, làm giàu cho doanh nghiệp.

Bên cạnh cơ hội, thì luôn có những thách thức với những doanh nhân khởi nghiệp. Tuy nhiên, thách thức chính là bài học phát triển của doanh nhân thậm chí những thách thức đó lại là cơ hội hun đúc ý chí và tinh thần doanh nhân, để họ luôn vững vàng trên chặng đường khởi nghiệp.

Theo ông Hoàng Văn Hoàn – Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT thì khởi nghiệp không bao giờ là muộnquan trọng là  thời điểm nào, và nguồn lực, tài sản trí tuệ của mình đang đáp ứng nhu cầu xã hội ra sao để tránh việc đầu tư, khởi nghiệp lan man. Khi đã có được những yếu tố này, cộng với sự hỗ trợ từ các chính sách thì các doanh nghiệp khởi nghiệp sớm chạm đến thành công.

Cái tên Phan Bá Mạnh không còn xa lạ gì trong giới khởi nghiệp ở Việt Nam bởi anh là người được coi là có duyên với starup. Các ý tưởng khởi nghiệp của Phan Bá Mạnh rất phong phú. Tính tới nay, anh đã có bốn lần khởi nghiệp với những ý tưởng vô cùng sáng tạo và ba trong số đó đã thành công.

Vốn là một kỹ sư công nghệ thông tin của Đại học Công nghệ Hà Nội, Phan Bá Mạnh bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2007 với công ty đầu tiên làm về mã số, mã vạch – Công ty CP ATO. Sau 6 năm hoạt động, ATO có hơn 100 nhân sự, có mặt ở cả hai miền Bắc, Nam và phát triển tốt.

Năm 2013, sau khi ATO đã ổn định, anh thực hiện Dự án Giặt là công nghiệp Green Tech. Tuy nhiên, Dự án có những điểm sai lầm và đã phải dừng lại sau hơn một năm hoạt động, thiệt hại cũng khá lớn.

Từ đó, anh rút ra một điều mấu chốt của việc thành công hay thất bại trong vấn đề start up không đơn giản chỉ là ý tưởng, mà thực sự là cách thức thể hiện của người sáng lập.

Mặc dù Green Tech thất bại nhưng chính nhờ những ngày thử thách đó, Phan Bá Mạnh đã nhen nhóm ý tưởng Dobody. Dobody không đơn giản là giải pháp kết nối cho đồ bỏ đi, mà thực chất là nền tảng khớp lệnh dựa trên cung – cầu, thừa – thiếu, ứng dụng được ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài việc ứng dụng trong lĩnh vực từ thiện, Dobody có thể áp dụng trong lĩnh vực thương mại, sẽ là công cụ kết nối người bán và người mua với nhau. Thậm chí, Dobody có thể áp dụng ngay trong lĩnh vực giao thông vận tải, để tránh tình trạng xe thì nhồi nhét hành khách, xe lại chạy không, hành khách lại lúng túng đón xe. Sau khi nghiên cứu thị trường, anh quyết định tập trung tiềm lực và tài sản để xây dựng doanh nghiệp. Tháng 7/2017, Công ty cổ phần Công nghệ An Vui được thành lập và bắt đầu công bố sản phẩm ra thị trường.

An Vui là một ứng dụng xe công nghệ được ra đời với mục đích xây dựng cho mỗi nhà xe một phần mềm nền tảng quản lí để việc kinh doanh của họ được hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của An Vui là giúp nhà xe công nghệ hóa nền tảng quản lí của mình, đảm bảo thị phần nhà xe của người Việt luôn nằm trong tay các doanh nghiệp Việt.

Phan Bá Mạnh là một trong những doanh nhân trẻ luôn mang trong mình tinh thần khởi nghiệp với mong muốn mang lại những giá trị cho bản thân và doanh nghiệp.