Học được gì từ những khó khăn mà các startup CleanTech vấp phải
Công nghệ Cleantech (công nghệ sạch) hiện đã phát triển thành lĩnh vực đầu tư mạo hiểm lớn thứ ba sau ngành công nghệ thông tin và và công nghệ sinh học. Đầu tư vào ngành CleanTech không chỉ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường mà còn góp phần phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng cách lắp đặt các công nghệ CleanTech nhằm tập trung vào việc tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, các doanh nghiệp đã và đang thu lại lợi nhuận “khủng” và chiếm được thiện cảm của nhiều khách hàng. Vậy, những khó khăn mà các startup CleanTech thường gặp điển hình là gì? Học được gì từ cách giải quyết những vấn đề trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này nhé!

Những startup CleanTech điển hình trên toàn cầu

VinFast - Việt Nam

Các dòng sản phẩm “made in VietNam” từ xe máy điện đến ôtô điện của VinFast đã gây ra nhiều tranh cãi và hoài nghi về chất lượng tại thị trường. Tuy nhiên, với sự minh chứng và nỗ lực không ngừng nghỉ, qua 3 năm hình thành và phát triển, VinFast đã dần chiếm trọn cảm tình của người dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo nước nhà. Các dòng xe điện của VinFast có thể kể đến như: xe ga điện Vinfast Klara, Vinfast Impes hay ô tô điện Vinfast Crossover,...
 

Ô tô điện Vinfast Crossover thu hút sự tò mò của nhiều khách hàng


Sonnen - Đức

Là công ty chuyên cung cấp các giải pháp lưu trữ năng lượng cho gia đình và doanh nghiệp. Sonnen nổi tiếng với sản phẩm SonnenBatterie, có khả năng kết nối các tấm pin mặt trời với lưới điện, mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích vượt trội. Hệ thống lưu trữ thông minh tự động, có thể điều chỉnh mức năng lượng sử dụng giúp tiết kiệm tối đa năng lượng dư thừa và cho phép mọi người chia sẻ năng lượng với nhau cũng là điểm cộng của sản phẩm của startup CleanTech này.
 

Những khó khăn chung của các startup khi nói đến CleanTech

Mặc dù có rất nhiều điểm tích cực xung quanh việc phát triển CleanTech, tuy nhiên, các Startup CleanTech cũng không tránh khỏi những rào cản lớn trong quá trình tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ sạch.
 
Ngoài gặp nhiều rào cản bên ngoài như khó khăn trong các quy định của chính phủ, sự bóp méo thị trường do cạnh tranh cao, sức mua thấp do khách hàng còn e ngại,... các doanh nghiệp startup CleanTech còn:
 

Gặp vấn đề lớn về tài chính

Quá trình từ lên ý tưởng, chế tạo đến đưa vào sử dụng hàng loạt các sản phẩm CleanTech tiêu tốn khoảng thời gian khá dài. Thêm vào đó, các startup CleanTech còn là những cái tên khá mới trong ngành, chỉ khoảng 3% trong số các doanh nghiệp được rót vốn đầu tư. Việc phải “gồng gánh” chi phí của cả đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao cùng đầu tư nguyên liệu chế tạo, thử nghiệm cũng khiến không ít startup CleanTech bỏ cuộc giữa chừng,
 

Phát triển công nghệ độc nhất là điều không dễ dàng

Phát mình một sản phẩm CleanTech thực sự hiệu quả và bền vững, hướng đến môi trường và được khách hàng hưởng ứng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều yếu tố, từ chuyên môn đến công nghệ và kỹ năng phân tích,... Vì thế, các startup CleanTech cũng phải xem xét khả năng thành công để tránh tình trạng mạo hiểm cho một sản phẩm chưa chắc chắn có chỗ đứng trên thị trường.
 

Phát triển CleanTech đưa vào hoạt động không hề dễ dàng
 
Tại các công ty sản xuất xe điện như Vinfast, khó khăn không chỉ nằm ở việc phát triển công nghệ mà còn là sự cạnh tranh với đối thủ tầm cỡ cả trong và ngoài nước. Hơn thế, việc thiết lập kênh phân phối và hệ thống dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng là bài toán khó nhằn buộc công ty phải cân đối.
 

Bài học rút ra từ những khó khăn nêu trên

Thiết lập mối quan hệ với các đối tác lớn hơn

Việc tạo dựng mối quan hệ đối tác với các công ty lớn hơn hoặc các nhà đầu tư nhằm kêu gọi vốn và tham mưu chiến lược là điều mà các startup non trẻ cần làm để có những chiến lược chắc chắn.Tuy nhiên, để tránh trường hợp “cá lớn nuốt cá bé”, các startup CleanTech cần thực sự tỉnh táo để cùng gây dựng tương lai của ngành công nghiệp tỷ đô này.
 

Lựa chọn đúng vào phân khúc và nhu cầu khách hàng

Những sản phẩm CleanTech tạo ra nên đánh vào từng đối tượng khách hàng cụ thể, giải quyết đúng nhu cầu cấp bách mà khách hàng cân để mang lại hiệu ứng tốt trong việc sử dụng.
 

Huy động vốn đúng thời điểm để tồn tại

Để đảm bảo đủ vốn và trụ được trong ngành, các startup CleanTech thường cật lực huy động vốn từ các cuộc thi về công nghệ thường niên, không ít trong số đó tìm đến sự hỗ trợ của chính phủ. Điển hình như công ty L&T Infrastructure Finance tại Ấn Độ đã gọi vốn thành công đến 50 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
 
Hay tại Vinfast, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup - cũng dự tính sẽ bán 10% lượng cổ phần của mình để huy động vốn nhằm duy trì sự phát triển và bù lỗ cho VinFast trong 5 năm đầu.
 
Có thể khẳng định rằng, miếng bánh CleanTech sẽ ngày càng nhỏ do quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào. Tuy nhiên, cơ hội là chia đều cho những ai biết kinh doanh đúng chiến lược và đầu tư đúng thời điểm. Những startup CleanTech thành công chính là những đơn vị thật sự nghiêm túc, chỉnh chu trên từng công đoạn nhỏ, chắc chắn sẽ nhận được hưởng ứng tích cực từ phía khách hàng.