Từ thất bại đến thành công của tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết khi chế tạo máy lọc nước
Sau 5 năm nghiên cứu công nghệ CDI nền tảng tại Mỹ, TS. Đỗ Hữu Quyết và cộng sự tiếp tục triển khai dự án máy lọc nước lợ tại Việt Nam. CDI là công nghệ siêu hấp thụ, dùng phương pháp điện phân, điện cực để hút các ion hòa tan trong nước như ion kim loại nặng, các chất độc, …Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, ông đã phải trải qua muôn vàn khó khăn, vất vả và có cả những thất bại để đời.

Ý tưởng nghiên cứu máy lọc nước của TS. Đỗ Hữu Quyết

TS. Đỗ Hữu Quyết sinh năm 1983 ở Hải Dương, sau một thời gian du học tại Mỹ, anh đã Tốt nghiệp Đại học Florida. Không giống với đa số những sinh viên khác lựa chọn ở lại nước ngoài lập nghiệp, anh đã quyết định quay trở lại Việt Nam lập nghiệp vào cuối năm 2013. Về nước, Đỗ Hữu Quyết mang cả nghiên cứu công nghệ siêu tụ tại Mỹ của mình cống hiến cho nước nhà và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khu Công nghệ Cao với vị trí chuyên gia.
 

TS Hữu Quyết  cùng máy lọc nước sử dụng công nghệ CDI

Khoảng thời gian làm việc tại Trung tâm đã khiến ý tưởng sáng chế ra máy lọc nước siêu hấp thụ tĩnh điện được nhen nhóm.  Trong cuộc trò chuyện với các chuyên gia nghiên cứu về hạn mặn xảy ra năm 2016 ở ĐBSCL, Quyết nhận được nhiều câu hỏi làm cách nào để xử lý nước lợ. Trước câu hỏi này anh đã lên ý tưởng cho máy lọc nước lợ xuất xứ tại Việt Nam.
 

Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm máy lọc nước

Ngay khi có ý tưởng, anh đã bắt tay vào việc nghiên cứu và thử nghiệm. Quá trình này thực sự vô cùng khó khăn, anh đã trải qua hơn 200 lần thí nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, với nỗ lực và niềm tin không ngừng nghỉ, anh đã đưa ra được sản phẩm cuối cùng, công nghệ siêu tụ tại Mỹ của anh đã giải quyết được khâu lọc nước lợ.
Đó mới chỉ là những khó khăn ban đầu, làm sao để phát triển công nghệ rộng rãi trên thị trường mới là điều cốt yếu. Khó khăn ngày càng nhiều, sự thiếu hụt về vốn càng khiến cho anh chàng tiến sĩ trở nên thụ động. Trước tình hình này, Hữu Quyết đã tìm thêm người đồng hành là anh Nguyễn Thanh Tuấn (bạn thân cấp 2); tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Hai người bắt đầu hợp tác và mang mẫu nước đã nghiên cứu đi kiểm nghiệm tại Viện Pasteur và công ty kiểm định Eurofins. Khi kết quả được trả về theo đúng mong đợi, Tuấn đã đầu tư một số tiền lớn vào quá trình nghiên cứu của Quyết, nhằm hoàn thiện máy lọc nước lợ xuất xứ Việt Nam. Từ đây, công ty Vietdreamtech được thành lập (2018).

Việc nghiên cứu và mở rộng mô hình Clean Tech  này đã tiêu tốn hơn 5 tỷ đồng, với hơn 1000 lần cải tiến sản phẩm. Quá trình hỏng và làm lại sản phẩm khiến cho nhóm nghiên cứu rơi vào cùng cực về vốn đầu tư, các chi phí vận hành tăng vọt. Có những lúc kiệt quệ tài chính, xung đột quan điểm, mâu thuẫn về sản phẩm bị lỗi càng khiến mọi người trong công ty mệt mỏi, tưởng chừng đóng cửa công ty, dừng dự án. Tuy nhiên, với ý chí và đam mê sản xuất được máy lọc nước lợ thì sau gần 2 năm, Vietdreamtech đã cho ra thiết bị lọc hoàn chỉnh có tên Vietdream.
 

Sự thành công của máy lọc Vietdream

Máy lọc nước Vietdream là sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ siêu hấp thụ tĩnh điện CDI ở Việt Nam. Loại công nghệ này có tác dụng tốt trong việc xử lý các chất hòa tan trong nước. Vietdream dùng phương pháp điện phân và điện cực để hút các ion hòa tan trong nước.
 

TS Nguyễn Hữu Quyết

CDI giữ được đến hơn 90% nước, khử trên 99% vi khuẩn. Trong khi đó, chi phí lọc nước cực kỳ tiết kiệm, nếu lọc 20l nước bằng CDI chỉ mất khoảng 480 đồng, giảm gần 8 lần so với công nghệ lọc RO (4.000 đồng).

Hiện nay, phát triển lọc nước siêu hấp thụ (CDI) của  TS. Đỗ Hữu Quyết cho máy lọc nước lợ đã giúp ích rất nhiều cho người tiêu dùng. Công nghệ này đã được giới thiệu tại Hội thảo Xu hướng ứng dụng công nghệ lọc nước siêu hấp thu (CDI) xử lý nước đa ô nhiễm, nhiễm mặn cho nước uống, sinh hoạt và sản xuất. Hội thảo được tổ chức do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Link tham khảo:
https://vnexpress.net/tien-si-8x-che-tao-may-loc-nuoc-made-in-vietnam-4016102.html
https://doimoisangtao.vn/news/t-5g3g6