28/07/2022
Khởi nghiệp xã hội – Cơ hội và thách thứcKhởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các bạn trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội..Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các bạn trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội..
Thực tế tại Việt Nam đã xuất hiện hàng chục nghìn doanh nghiệp có đặc điểm, tính chất như doanh nghiệp xã hội từ lâu đời. Theo số liệu của Hội đồng Anh thì Việt Nam có khoảng 165.000 tổ chức như vậy. Các mô hình Doanh nghiệp xã hội nổi tiếng phải kể đến như Reaching Out, Kymviet, Thương Thương Handmade, Blind Link, Tò he, Sapa O’Chau …góp phần giải quyết vấn đề lao động cho người khuyết tật.
Khởi nghiệp xã hội đang vừa tạo ra lợi nhuận vừa tạo ra tác động tích cực đến cộng đồng. Hơn 60% doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội thu được lợi nhuận, đạt tốc độ phát triển 80%, nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía chính phủ. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự lan tỏa của các mô hình khởi nghiệp xã hội trên toàn cầu, xu hướng này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Mô hình doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp tạo tác động là mô hình lấy phương thức kinh doanh để hỗ trợ Chính phủ giải quyết một phần các vấn đề xã hội và môi trường.
Thời gian qua, đã có rất nhiều những startup trẻ Việt Nam ngày càng ưu tiên lựa chọn hướng khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đi vào giải quyết những tồn tại của xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, công ăn việc làm cho người yếu thế… Thực tế, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhóm DN này đã khẳng định khả năng thích ứng và đột phá, cũng như vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của xã hội bằng những giải pháp tiên tiến và mô hình kinh doanh đổi mới của mình.
Câu chuyện của doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau là một ví dụ điển hình.
Cô gái người Mông Tẩn Thị Shu sinh ra bản Lao Chải, Sa Pa – Lào Cai. Từ năm 13 tuổi, Tẩn Thị Shu đã lên thị trấn Sa Pa bán hàng cho khách du lịch. Shu luôn mơ ước phải làm được điều gì đó cho bản thân và những đứa trẻ trong bản để cuộc sống bớt khổ. Năm 2013, Tẩn Thị Shu thành lập Công ty TNHH MTV Du lịch Sapa O’Chau và đến năm 2017 chính thức trở thành Công ty TNHH DNXH du lịch Sapa O’Chau. Sapa O’Chau đã là nơi đồng hành, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam không còn mới nhưng những xu hướng khởi nghiệp xã hội trong nước lại đang có nhiều thay đổi theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ…Các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập startup ngày càng lựa chọn các hướng khởi nghiệp xã hội đi vào giải quyết những vấn đề khó như ô nhiễm môi trường, thực phẩm sạch, phân bón hữu cơ, phát triển bền vững. Vẫn còn những khó khăn và thách thức khi phải cân đối giữa lợi nhuận và lợi ích cộng đồng nhưng các doanh nghiệp xã hội vẫn vươn lên mạnh mẽ và đóng góp vào sự phát triển chung của hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo bà Phạm Kiều Oanh- Giám đốc của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng Việt Nam (CSIP), để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp xã hội, ngoài sự nỗ lực của các Startup thì còn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ra những chính sách, những khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp tạo tác động có thể đi tốt được trên con đường của mình.
Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các bạn trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội..
Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các bạn trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội..
Thực tế tại Việt Nam đã xuất hiện hàng chục nghìn doanh nghiệp có đặc điểm, tính chất như doanh nghiệp xã hội từ lâu đời. Theo số liệu của Hội đồng Anh thì Việt Nam có khoảng 165.000 tổ chức như vậy. Các mô hình Doanh nghiệp xã hội nổi tiếng phải kể đến như Reaching Out, Kymviet, Thương Thương Handmade, Blind Link, Tò he, Sapa O’Chau …góp phần giải quyết vấn đề lao động cho người khuyết tật.
Khởi nghiệp xã hội đang vừa tạo ra lợi nhuận vừa tạo ra tác động tích cực đến cộng đồng. Hơn 60% doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội thu được lợi nhuận, đạt tốc độ phát triển 80%, nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía chính phủ. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự lan tỏa của các mô hình khởi nghiệp xã hội trên toàn cầu, xu hướng này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Mô hình doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp tạo tác động là mô hình lấy phương thức kinh doanh để hỗ trợ Chính phủ giải quyết một phần các vấn đề xã hội và môi trường.
Thời gian qua, đã có rất nhiều những startup trẻ Việt Nam ngày càng ưu tiên lựa chọn hướng khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đi vào giải quyết những tồn tại của xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, công ăn việc làm cho người yếu thế… Thực tế, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhóm DN này đã khẳng định khả năng thích ứng và đột phá, cũng như vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của xã hội bằng những giải pháp tiên tiến và mô hình kinh doanh đổi mới của mình.
Câu chuyện của doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau là một ví dụ điển hình.
Cô gái người Mông Tẩn Thị Shu sinh ra bản Lao Chải, Sa Pa – Lào Cai. Từ năm 13 tuổi, Tẩn Thị Shu đã lên thị trấn Sa Pa bán hàng cho khách du lịch. Shu luôn mơ ước phải làm được điều gì đó cho bản thân và những đứa trẻ trong bản để cuộc sống bớt khổ. Năm 2013, Tẩn Thị Shu thành lập Công ty TNHH MTV Du lịch Sapa O’Chau và đến năm 2017 chính thức trở thành Công ty TNHH DNXH du lịch Sapa O’Chau. Sapa O’Chau đã là nơi đồng hành, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam không còn mới nhưng những xu hướng khởi nghiệp xã hội trong nước lại đang có nhiều thay đổi theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ…Các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập startup ngày càng lựa chọn các hướng khởi nghiệp xã hội đi vào giải quyết những vấn đề khó như ô nhiễm môi trường, thực phẩm sạch, phân bón hữu cơ, phát triển bền vững. Vẫn còn những khó khăn và thách thức khi phải cân đối giữa lợi nhuận và lợi ích cộng đồng nhưng các doanh nghiệp xã hội vẫn vươn lên mạnh mẽ và đóng góp vào sự phát triển chung của hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo bà Phạm Kiều Oanh- Giám đốc của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng Việt Nam (CSIP), để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp xã hội, ngoài sự nỗ lực của các Startup thì còn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ra những chính sách, những khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp tạo tác động có thể đi tốt được trên con đường của mình.