Xây dựng thương hiệu cho người khởi nghiệp
Xây dựng các khu công nghệ tập trung từ lâu đã là hướng đi trọng tâm của chính quyền TP.HCM nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung. Đi vào hoạt động đến nay vừa tròn 20 năm, Công viên phần mềm Quang Trung tập hợp hàng trăm doanh nghiệp công nghệ của khu vực miền Nam, trong đó có 5 doanh nghiệp có quy mô trên 1000 người. Quan trọng nhất, khu công nghệ tập trung này mang đến nhiều cơ hội kết nối với đối tác lớn, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.
Xây dựng các khu công nghệ tập trung từ lâu đã là hướng đi trọng tâm của chính quyền TP.HCM nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung. Đi vào hoạt động đến nay vừa tròn 20 năm, Công viên phần mềm Quang Trung tập hợp hàng trăm doanh nghiệp công nghệ của khu vực miền Nam, trong đó có 5 doanh nghiệp có quy mô trên 1000 người. Quan trọng nhất, khu công nghệ tập trung này mang đến nhiều cơ hội kết nối với đối tác lớn, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.

Hiện nay ở TPHCM có 2 khu công nghệ cao đang thu hút hàng trăm triệu đô la vốn đầu tư nước ngoài mỗi năm là Công viên phần mềm Quang Trung và Khu công nghệ cao Quận 9. Và dự án xây dựng Khu công viên Khoa học và công nghệ rộng gần 200ha ở phường Long Phước đang được đưa vào triển khai với tổng vốn đầu tư là 4300 tỷ đồng. Cả nước hiện có 4 khu công nghệ thông tin tập trung, bao gồm Công viên phần mềm Quang Trung ở TPHCM, Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy ở Hà Nội và Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, cũng đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Kinh nghiệm từ một số quốc gia đã phát triển khu công nghệ thông tin tập trung cho thấy, khi phát triển các khu công nghệ tập trung như thế này, các nước như Ấn Độ, Israel đều quy hoạch cụ thể ngay từ đầu và có chính sách chung, quảng bá chung và đồng đều để thu hút các nhà đầu tư đến với các doanh nghiệp.

Theo ông Trần Phúc Hồng, Phó Chủ tịch Liên minh xuất khẩu phần mềm Việt Nam, các khu công nghiệp công nghệ cao tập trung là hướng đi đúng đắn, vì giải quyết được rất nhiều vấn đề. Nếu các startup kết hợp được với nhau thành một cộng đồng thì sẽ dễ dàng hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường, quảng bá về năng lực của ngành công nghệ Việt Nam.
 

Nghị định 154 của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung cũng phân rõ chức năng, nhiệm vụ của khu; trong đó, chức năng, nhiệm vụ đầu tiên là “Thực hiện các hoạt động nghiên cứu – phát triển, ứng dụng, chuyển giao về công nghệ thông tin”. Qua quá trình triển khai và thực hiện, khu công nghệ tập trung đã phát huy được hiệu quả của mình. Đây không chỉ là nơi thực hành, chia sẻ kiến thức công nghệ, mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Hiện nay, Chính phủ cũng đang định hướng cho các địa phương trên cả nước có dự án khu công nghệ thông tin tập trung nắm được các lợi thế và vị thế mỗi địa phương để phát triển cho phù hợp, tạo thành chuỗi liên kết công nghệ trên khắp cả nước.

BUILDING BRANDS FOR STARTUPS

Building centralized tech parks has long been the key direction of the HCMC authorities in particular and the Vietnamese government in general. After 20 years of establishment, Quang Trung Software City (QTSC) gathers hundreds of tech enterprises in the South, including 5 enterprises with a scale of more than 1,000 staff members. Importantly, QTSC offers many opportunities to connect with large partners, thus helping startups build and promote their brands.

HCMC now has 2 high-tech parks attracting hundreds of millions of USD of foreign investment each year, namely QTSC and District 9-based Saigon Hi-tech Park (SHTP). The project of building a 200-hectare Science and Technology Park in Long Phuoc Ward is being implemented with a total investment of VND4,300 billion.

The country now has 4 centralized IT parks, including QTSC in HCMC, Da Nang Software Park, Cau Giay centralized IT zone, and Hanoi Software Park, which is under construction. As shown in the experience from a number of countries that have developed centralized IT zones like India and Israel, detailed planning should be completed right from the start with general policies and promotion to attract investors.

According to Tran Phuc Hong, Vice Chairman of VNITO Alliance, forming high-tech industrial parks is the right direction because it solves many problems. If startups can gather together into a community, they will find it easier to attract foreign investment, develop the market and promote the capacity of the IT industry of Vietnam. As stipulated in Decree No. 154 of the Government on centralized IT parks, functions and duties of these parks are clearly defined. Their first function is “to implement the research – development (R&D), application and transfer activities on IT.” The centralized tech parks of Vietnam have proven their effectiveness so far. These are not only the places to practice and share knowledge of technology, but also a great source of support for companies in their branding process. The Government is also orienting localities across the country to have a centralized IT park project to grasp the advantages and positions of each locality to develop, thus forming a tech value chain nationwide.