Cơ hội cho startup trong lĩnh vực phát triển bền vững
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đan Mạch bao gồm hơn 3.000 công ty khởi nghiệp, 300 nhà đầu tư, 40 – 50 chương trình tăng tốc/ươm tạo và 10 tổ chức công (bao gồm cả các trường đại học). Ngoài sự tham gia hàng ngày của các tổ chức công trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Đan Mạch cũng xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp như là Sáng kiến Diễn đàn Hợp tác Cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G).
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đan Mạch bao gồm hơn 3.000 công ty khởi nghiệp, 300 nhà đầu tư, 40 – 50 chương trình tăng tốc/ươm tạo và 10 tổ chức công (bao gồm cả các trường đại học). Ngoài sự tham gia hàng ngày của các tổ chức công trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Đan Mạch cũng xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp như là Sáng kiến Diễn đàn Hợp tác Cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G).

Hiện nay, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch được xếp hạng là trung tâm khởi nghiệp lớn thứ 4 ở châu Âu và giữ vị trí thứ 2 trong khu vực Bắc Âu sau Stockholm. Mặc dù Copenhagen không thể cạnh tranh với Thung lũng Silicon hoặc Bắc Kinh trên mọi phương diện, nhưng Copenhagen đang nổi lên như một trung tâm của khởi nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể như công nghệ tài chính, công nghệ y tế, chăm sóc sức khỏe và công nghệ giáo dục. Thành phố này là nơi sản sinh ra các công ty kỳ lân như Unity, Sitecore, Tradeshift, Trust Pilot và Zendesk, với một cộng đồng các nhà đầu tư có nhiệt huyết và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh cao.

Trong những năm vừa qua, các khoản đầu tư mạo hiểm đã và đang đạt mức kỷ lục ở tất cả các lĩnh vực. Năm 2020, mặc dù dịch bệnh hoành hành, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đan Mạch vẫn đạt mức tăng trưởng mới. Các công ty khởi nghiệp của Đan Mạch đã thu hút hơn 540 triệu EUR vốn đầu tư mạo hiểm – tăng 56% so với những năm trước.

Theo Bộ Ngoại giao Đan Mạch, năm 2020, vốn tài trợ mà các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đan Mạch đã kêu gọi được qua nhiều vòng gọi vốn đạt mức 5-10 triệu EUR – và xu hướng tích cực vẫn được tiếp tục duy trì vào năm 2021. Chỉ trong tháng 1 vừa qua, các công ty Đan Mạch đã thu hút hơn 200 triệu DKK vào các khoản đầu tư mạo hiểm, và tháng 1 năm 2021 đã trở thành tháng duy nhất có hoạt động đầu tư lớn nhất ở thị trường Đan Mạch trong 5 năm qua.

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đan Mạch bao gồm hơn 3.000 công ty khởi nghiệp, 300 nhà đầu tư, 40 – 50 chương trình tăng tốc/ươm tạo và 10 tổ chức công (bao gồm cả các trường đại học). Ngoài sự tham gia hàng ngày của các tổ chức công trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Đan Mạch cũng xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp như là Sáng kiến Diễn đàn Hợp tác Cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G).
 

Năm 2019, P4G đã công bố 13 doanh nghiệp khởi nghiệp đã nhận hỗ trợ tài chính trong 5 lĩnh vực thuộc 17 Mục tiêu phát triển bền vững gồm: Thực phẩm và nông nghiệp, nước, năng lượng, thành phố và kinh tế tuần hoàn. Trong các Mục tiêu phát triển bền vững, P4G đã tài trợ 2 dự án thuộc Mục tiêu số 2 trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, 2 dự án thuộc Mục tiêu số 11 về các thành phố bền vững, 2 dự án thuộc Mục tiêu số 12 về tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; 3 dự án thuộc Mục tiêu số 6 về nước sạch và vệ sinh; và 4 dự án thuộc Mục tiêu số 7 về năng lượng sạch. Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đan Mạch đã có cơ hội phát triển các dự án đổi mới sáng tạo của mình cùng các đối tác trên toàn thế giới. Không những vậy, nhiều dự án tại các quốc gia đối tác của P4G – bao gồm Colombia, Ethiopia, Kenya, Mexico và Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính từ Sáng kiến P4G. Các doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2019 này đã nhận được khoản tài trợ lên tới 100.000 USD để cải thiện hiệu quả hoạt động và khả năng nhân rộng, lan tỏa các ý tưởng đổi mới sáng tạo của họ trong các lĩnh vực phát triển bền vững.

Bằng cách tập hợp một mạng lưới các nhà lãnh đạo có tầm nhìn trong chính phủ, doanh nghiệp và xã hội, Sáng kiến P4G cho phép các giải pháp này nhân rộng và mở rộng ở các nền kinh tế và khu vực trên toàn thế giới.

P4G: Opportunities for startups in the field of sustainable development

The Danish startup ecosystem includes more than 3,000 startups, 300 investors, 40 – 50 accelerators/incubators and 10 public institutions (including universities). In addition to the daily participation of public organizations in the startup ecosystem, Denmark also develops many programs to support startups such as Partnering for Green Growth and the Global Goals 2030 (P4G) Initiative.

Copenhagen, the capital city of Denmark, is currently ranked as the 4th largest startup hub in Europe and the 2nd largest one in the Nordic region, behind Stockholm. Although Copenhagen cannot compete with Silicon Valley or Beijing in all aspects, the city is emerging as a hub for startups in specific fields such as financial technology, medical technology, healthcare and educational technology. The city is the birthplace of such unicorns as Unity, Sitecore, Tradeshift, Trust Pilot and Zendesk and a community of passionate investors with great startup spirit.

In recent years, Venture capital investment has reached record levels in all sectors. In 2020, Denmark’s startup ecosystem still achieved a new growth rate despite the raging pandemic. Danish startups have attracted more than EUR540 million in venture capital – a 56% increase compared with previous years.

According to the Danish Ministry of Foreign Affairs, in 2020, Danish startups raised EUR5-10 million of funding through many rounds, and the positive trend is still maintained in 2021. In January alone, Danish companies attracted more than DKK200 million in venture capital investment. It was the month with the largest investment attraction in Denmark over the last 5 years.

The Danish startup ecosystem includes more than 3,000 startups, 300 investors, 40 – 50 accelerators/incubators and 10 public institutions (including universities). In addition to the daily participation of public organizations in the startup ecosystem, Denmark also develops many programs to support startups such as Partnering for Green Growth and the Global Goals 2030 (P4G) Initiative.

In 2019, P4G announced 13 public-private partnerships to receive startup funding for projects in five Sustainable Development Goal areas – food and agriculture, water, energy, cities and circular economy. Across the SDGs, P4G funded 2 projects for SDG 2 in food and agriculture; 2 for SDG 11 in sustainable cities; 2 for SDG 12 in responsible consumption and production; 3 in SDG 6 for clean water and sanitation; and 4 for SDG 7 in affordable and clean energy. Danish startups have had the opportunity to develop their innovative projects with partners around the world. In addition, many of the projects in Colombia, Ethiopia, Kenya, Mexico and Vietnam have also received huge financial support from the P4G Initiative. These 2019 startups received up to USD 100,000 funding to improve the viability and scalability of their innovations in these key sustainable development areas.

By bringing together a network of visionary leaders in governments, enterprises and society, the P4G Initiative enables these solutions to be scaled up and expanded in economies and regions around the world.