KHỞI NGHIỆP TỪ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Bà Vũ Thị Hồng Yến là người con của làng thêu Văn Lâm có lịch sử hàng trăm năm tuổi ở Ninh Bình. Gắn bó với từng đường kim mũi chỉ từ bé, tình yêu với thêu ren cũng được hun đúc từ những ngày đó. Cũng bởi vậy, bà luôn tâm niệm phải gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại.

Bà Vũ Thị Hồng Yến là người con của làng thêu Văn Lâm có lịch sử hàng trăm năm tuổi ở Ninh Bình. Gắn bó với từng đường kim mũi chỉ từ bé, tình yêu với thêu ren cũng được hun đúc từ những ngày đó. Cũng bởi vậy, bà luôn tâm niệm phải gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại.

Từ việc thêu ren chỉ mang tính chất cá nhân, hộ gia đình, năm 1996, bà quyết định khởi nghiệp với số vốn vỏn vẹn 10 triệu đồng và thành lập tổ thêu xuất khẩu gồm 20 lao động.

Đến năm 2011, vợ chồng bà quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Trang do bà quản lý. Cũng từ đó, hàng loạt các vấn đề khó khăn về vốn, về mặt bằng sản xuất và khách hàng lại trở thành những bài toán mà doanh nghiệp phải đối mặt. 

Thế nhưng, bằng sự kiên trì, yêu nghề của một người con làng nghề truyền thống, bà vẫn không bỏ cuộc. Khó khăn về kinh tế bà và chồng từng bước khắc phục. Song song đó, hàng loạt những mẫu mã mới được sáng tạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường mà không làm mất đi giá trị của sản phẩm thêu ren truyền thống.

Đến nay, sản phẩm thêu ren của Minh Trang đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ,… Doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng.

Hơn 20 năm đi vào hoạt động, doanh nghiệp tư nhân Minh Trang đã và đang tạo việc làm cho hơn 50 lao động tại chỗ cùng hàng trăm lao động nhận hàng thêu ren, rua tại gia đình. 

Hiện nay thôn Văn Lâm có gần 3000 lao động làm nghề thêu kết hợp với du lịch. Hoạt động của công ty thêu Minh Trang đã giúp giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương, đặc biệt là vào thời gian nhàn rỗi.

Có thể thấy, sức hút của những sản phẩm thêu tay ở làng nghề thêu ren Văn Lâm không những không mất đi mà ngày càng có thêm sức sống và thu hút được sự quan tâm, yêu mến của rất nhiều người, cả trong nước và quốc tế. Đó là những thành quả đáng trân trọng mà bà Hồng Yến cùng những người thợ của mình đã dồn rất nhiều tâm huyết để đạt được.

Ngoài các hoạt động chính của doanh nghiệp Minh Trang, bà Yến cũng tham gia tích cực vào các hoạt động chung của làng nghề thêu Văn Lâm. Những đóng góp của bà cũng đã được ghi nhận. Khi những người nghệ nhân lâu năm của làng ngồi lại với nhau cũng là lúc họ được trải lòng mình để nói về những kế hoạch phát triển làng nghề, giữ gìn nghề thêu đầy tâm huyết.
 

Bà Vũ Thị Hồng Yến không chỉ là nữ giám đốc nông dân khéo tay nghề mà còn giỏi kinh doanh. Bà đã nhiều năm đạt được danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, thành công đưa sản phẩm thêu ren Việt Nam ra thị trường nhiều nước trên thế giới. Và đến nay, sau hơn 20 năm xây dựng thương hiệu thêu ren Minh Trang, bà vẫn tích cực năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới để truyền bá, giữ gìn được nghề thêu ren truyền thống của quê hương mình, nghề thêu ren của làng Văn Lâm.

Những làng nghề truyền thống không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa đặc sắc của cha ông truyền lại, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động. Tuy hiện nay các làng nghề truyền thống còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không ngừng phát triển, đổi mới sản xuất để phù hợp với thị trường. Từ đó nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân đã quyết định khởi nghiệp phát huy nghề truyền thống của cha ông vươn lên làm giàu chính đáng. 

STARTING UP FROM TRADITIONAL CRAFT VILLAGES

Vu Thi Hong Yen is a native of the age-old Van Lam embroidery craft village in Ninh Binh. Her love for embroidery has been fostered since she was small. Therefore, she finds it necessary to preserve and develop the craft left by the forbears.

Initially, the embroidery craft in the village was developed on a household scale. In 1996, she decided to spend VND10 million establishing a cooperative with 20 workers.  In 2011, she and her husband decided to set up Minh Trang Company, which then faced a series of problems such as capital, production premises and customers.

However, with the perseverance and love for the traditional craft of her home village, she and her husband gradually overcame economic difficulties. They even created many new designs to fit market demand without losing the value of traditional embroideries.

Up to now, Minh Trang Company’s embroideries have been exported to many countries around the world such as the UK, France, Sweden, South Korea, Japan, Italy, the US, etc., bringing an annual turnover of dozens of billions of VND.

After over 20 years in operation, Minh Trang Company has created jobs for more than 50 on-site workers and hundreds of freelancers.

Currently, Van Lam village has nearly 3,000 people engaged in embroidery and tourism.

Minh Trang Company has contributed to creating jobs for local unskilled workers, especially during leisure time.

It can be seen that the embroideries of Van Lam village have become more attractive to both domestic and foreign tourists. This is a notable achievement attributed to the devotion of Hong Yen and her workers.

In addition to the main activities of Minh Trang Company, Yen takes a very active part in the common activities of Van Lam embroidery village. Her contributions have been acknowledged. When the veteran artisans of the village sit together, they often discuss plans to develop the village and to preserve the embroidery craft.

Vu Thi Hong Yen is not only a high-skilled embroiderer but also a talented businesswoman. She has been granted the title of “Excellent Production and Business Household” at all levels and successfully brought Vietnamese embroideries to many countries around the world. So far, after more than 20 years of building the brand name of Minh Trang Embroidery, she has always been active, creative, and made constant changes to spread and preserve the traditional craft of Van Lam, her home village.

Traditional craft villages not only preserve fine cultural features handed down by predecessors, but also generate jobs for tens of millions of workers. Despite difficulties, they are making ceaseless efforts to innovate production to meet the market demand. Therefore, many families and individuals have decided to launch their startups to promote the crafts passed down by their forefathers and become well-off.