Công nghệ giáo dục – hướng đi cho nhiều startup
Thị trường Edtech Việt Nam có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2023. Báo cáo “Edtech Landscape 2020” của TopDev cho thấy triển vọng của hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Đây là con đường mở cho những ai muốn đặt chân khai phá.

Thị trường Edtech Việt Nam có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2023. Báo cáo “Edtech Landscape 2020” của TopDev cho thấy triển vọng của hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Đây là con đường mở cho những ai muốn đặt chân khai phá.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo dài, nhiều trường học phải đóng cửa, các lớp học từ offline chuyển sang online để thích ứng và không bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, cuộc đua đầu tư vào công nghệ giáo dục (Edtech) ngày càng nóng, đây trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các startup.

Nếu năm 2021 là năm kỷ lục về vốn đầu tư vào Edtech trên toàn cầu thì thị trường Edtech Việt Nam năm 2021 cũng sôi động không kém. Trong lúc nhiều lĩnh vực khác lao đao vì dịch bệnh, lĩnh vực Edtech lại nhận được hàng triệu USD đầu tư nước ngoài. Năm 2021, Ứng dụng học tiếng Anh ELSA  của startup Văn Đinh Hồng Vũ đã gọi vốn thành công 15 triệu USD để phát triển thị trường quốc tế và nền tảng bán hàng cho doanh nghiệp. Khoản vốn mới đến từ nhóm nhà đầu tư Vietnam Investments (VI Group) và SIG. Một số nhà đầu tư lớn khác cũng tham gia vòng gọi vốn Series B của ELSA, trong đó có Gradient Ventures – quỹ đầu tư tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo của Google. Thành lập vào năm 2015, ELSA (English Language Speech Assistant) hiện có hơn 13 triệu người dùng trên toàn cầu. Năm 2019, startup này cũng đã từng huy động thành công 7 triệu USD từ vòng Series A.

Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục, nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ, kỹ năng cần thiết để tiếp cận với công nghệ số. Vận động theo xu thế đó, những năm gần đây, số lượng website giáo dục trực tuyến (E –learning) ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các website E –learning ở Việt Nam hiện nay mới chú trọng việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các bài học đơn thuần.

Nhận thấy thực tế đó, TS. Lê Thống Nhất đã quyết định khởi nghiệp với Bigschool – trường học trực tuyến – nơi học sinh không chỉ được “Học” mà có thể tham gia vào nhiều nội dung khác trong giáo dục như: “Đọc – Hỏi – Thi – Chơi”.  Bigschool là một trường học không hạn chế số lượng giáo viên và học sinh kết nối với nhau, không phân biệt vùng miền địa lý, giúp học sinh linh hoạt tìm kiếm và lựa chọn học tập cùng những thầy, cô phù hợp. Hiện tại, Bigschool đã tiến hành hợp tác với rất nhiều đơn vị sản xuất nội dung để đa dạng hóa hơn nữa kiến thức, đồng thời liên kết và hợp tác với các đơn vị công nghệ để đưa ngôi trường trực tuyến này tới gần hơn với những học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn bằng nhiều phương tiện: máy tính, tivi, điện thoại.

Năm 2021, xét tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ giáo dục, Việt Nam đứng thứ 3 với 20,2 triệu USD, nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ hơn 44%. Báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Năm 2021 cũng cho thấy, thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng.

Edtech – The right path for many startups

Vietnam’s edtech market may reach USD 3 billion by 2023. TopDev’s “Edtech Landscape 2020” report shows the prospect of startup in the field of edtech. This is an open path for those who want to get involved in the field.

Due to the persistent Covid-19 pandemic, many schools had to close, many classes switched from in-person to online mode to adapt to the situation. In that context, the race to invest in edtech becomes fiercer because it is a potential market for startups.

2021 was a record year for edtech investment around the global. In Vietnam, the market was also quite exciting. While many other fields encountered innumerable difficulties due to the pandemic, edtech received millions of US dollars from foreign investors. In 2021, Van Dinh Hong Vu’s English learning app ELSA successfully raised USD 15 million to penetrate into the international market and develop a sales platform for businesses. The new capital comes from Vietnam Investments (VI Group) and SIG. Some large investors also participated in ELSA’s Series B funding round, including Gradient Ventures – a Google’s AI-focused venture fund. Founded in 2015, ELSA (English Language Speech Assistant) now has more than 13 million users globally. In 2019, the startup also successfully raised USD 7 million in the Series A funding round.

In Vietnam, education is one of the prioritized areas and receives great investments to improve the quality of teaching and learning in the coming time. Following the direction, Vietnam decided to introduce information technology into all levels of education to innovate teaching and learning methods, improve the quality of learning in all subjects and equip learners with necessary tools and skills to approach digital technology. Amid that trend, in recent years, the number of e-learning websites in Vietnam has increased significantly, creating favorable conditions for learners to access knowledge from various sources. However, most e-learning websites in Vietnam now focus on providing knowledge for students through simple lessons.

Realizing the fact, Dr. Le Thong Nhat decided to start a business with BigSchool, an online school for students to learn and to participate in many other contents in education such as reading, asking, testing and playing. BigSchool is a school with unlimited number of teachers and students connected to each other, regardless of geographical location, thus helping students find and study with suitable teachers. Currently, BigSchool is partnering with a variety of content producers to further diversify their knowledge and collaborating with technology units to bring the online school closer to students in rural, remote and, disadvantaged areas by many means: computer, television and smartphone.

In 2021, Vietnam ranked third in terms of total investment capital in edtech startups with USD 20.2 million. The country is in the top 10 edtech markets with the largest growth rate in the world, more than 44%. The Vietnam EdTech Report 2021 also shows that the Vietnam’s edtech market is extremely potential one.