“Cửa sáng” cho startup nông nghiệp công nghệ
Nông nghiệp Việt là “mảnh đất màu mỡ” cho các startup bước vào khai thác, nhất là mảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. Hiện đây đang là thị trường mở và đầy hấp dẫn cho các startup.

Nông nghiệp Việt là “mảnh đất màu mỡ” cho các startup bước vào khai thác, nhất là mảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. Hiện đây đang là thị trường mở và đầy hấp dẫn cho các startup. 

Xu hướng hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ và tẩy chay các nguồn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc. Điều này đã tạo ra nhu cầu và lượng khách hàng lớn cho các startup nông nghiệp. Việc cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, cải thiện năng suất, giảm công sức lao động cho người nông dân đang là xu hướng lựa chọn của nhiều startup trẻ, trong đó có giải pháp nông nghiệp thông minh của APPA. Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA giúp người nông dân kiểm soát tốt rủi ro, nâng cao năng suất trồng trọt, chăn nuôi và thuận tiện trong việc quản lý ruộng đồng, nông trại của mình. Sản phẩm tạo ra là hệ thống nông nghiệp thông minh APPA – N1 dùng để giám sát môi trường thường xuyên, cung cấp dinh dưỡng chính xác cho cây trồng. Đặc biệt, APPA được vận hành một cách tự động hoàn toàn, cảnh báo nguy cơ tức thì. Không những thế, người dùng có thể sử dụng smartphone để theo dõi, giám sát hệ thống tự động mọi lúc, mọi nơi và đưa ra cài đặt những thông số để hệ thống tự vận hành theo. Toàn bộ quá trình sinh trưởng, lịch sử các thông số môi trường và lịch sử hoạt động của hệ thống được lưu lại trên máy chủ hệ thống. Người dùng có thể dễ dàng tra cứu và sử dụng.

Theo TS Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn KNĐMST Quốc gia, APPAcó lợi thế là đã biết lấy nguồn lực của xã hội bao gồm các chuyên gia về nông nghiệp, sự hỗ trợ về tư vấn, cố vấn của những cơ quan ban ngành, từ Bộ Nông nghiệp cho đến các địa phương để làm theo yêu cầu của từng loại cây trồng, từng khu vực, ví dụ như trên hoa, cây cảnh, cây lúa, cây công nghiệp, cà phê, cao su hoặc trên cây rau.

Mô hình khởi nghiệp của anh Đỗ Văn Tùng – Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp CNC Điền Trạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa được thành lập năm 2019 với diện tích ban đầu 1,5ha.Nhờ hoạt động theo mô hình nông nghiệp thông minh với hệ thống tưới châm phân tự động, HTX đang dần được mở rộng nhờ đem lại lợi ích thiết thực cho các xã viên, khiến cho mô hình được lan tỏa sang các địa phương xung quanh. Theo anh Đỗ Văn Tùng, trong quá trình triển khai, anh đã rất chủ động đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp. Tuy nhiên, anh cũng gặp nhiều khó khăn vì các công nghệ tiên tiến hiện nay đa phần của nước ngoài, giá thành cao. Kể cả là sản xuất trong nước thì chi phí vật tư, sản xuất cũng cao, tạo rào cản đầu tư thiết bị thông minh cho nông nghiệp.

Tại Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều mô hình khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng tự động hóa nhờ ứng dụng các nền tảng công nghệ IoT được thiết kế bởi các công ty công nghệ trong nước. Theo đó, các mô hình nông trại được vận hành sản xuất thông qua các App trên điện thoại thông minh có kết nối Internet. Tại mỗi nông trại sẽ được lắp đặt hệ thống điều hành trung tâm, thu thập, xử lý các thông số về nước, về độ ẩm, về chất dinh dưỡng, về nhiệt độ hay sức gió thông qua các cảm biến đặt tại hiện trường, từ đó tính toán và đưa ra những công thức chăm sóc cây trồng sao cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả tăng trưởng tối ưu và tiết giảm chi phí đầu vào.

Công ty khởi nghiệp NextVision đã lựa chọn cách phát triển sản phẩm là cung cấp tổng thể theo dạng chìa khóa trao tay cho nông dân, từ hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động để điều khiển dinh dưỡng tưới, đến số hóa toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng, cuối cùng là hỗ trợ bao tiêu nông sản bằng việc đưa nông nghiệp tích hợp đa kênh: Facebook, sàn thương mại điện tử… trong đó, việc ứng dụng công nghệ IoT được coi là cốt lõi.

Dự báo trong vòng 3 – 5 năm tới, khởi nghiệp nông nghiệpchắc chắn sẽ trở thành sân chơi sôi động. Môi trường đang tạo cơ hội cho startup nông nghiệp công nghệ vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Open door for agritech startups

Vietnam’s agriculture, especial digital agriculture, is a “fertile land” for startups to exploit. It is an open and attractive market for both domestic and foreign startups at the time being.

Consumers are now using organic agricultural products and boycotting unsafe products whose origin is unclear. This has created demand and customers for agricultural startups. Providing smart farming, applying 4.0 technologies to agricultural production solutions improving productivity and reducing labor for farmers are a trend among many startups, including APPA Group. APPA Group’s smart farming solution is aimed at helping farmers control risks, improve crop and livestock production and facilitate their management. Its product is called APPA – N1 Smart Farming System that is used to monitor the environment regularly and provide plants with necessary nutrients. In particular, it is operated completely automatically and can warn users about immediate risks. Users can monitor the system anytime, anywhere with a smartphone and adjust the settings for the system to operate automatically. The entire growth process, environmental parameters and operating history of the system are stored on the server, which facilitates users’ reference and usage.

As said by Dr. Dam Quang Thang, Chairman of the National Innovation and Entrepreneurship Advisory Council, APPA’s advantage is that it uses different resources of society including agricultural experts, consultants of State management agencies such as the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities to customize each area and each kind of crop such as flowers, ornamental plants, rice, industrial trees (coffee, rubber), vegetable, etc.

The startup model of Do Van Tung, BoD Chairman of Dien Trach Hi-tech Agriculture Cooperative in Tho Xuan district, Thanh Hoa province, was established in 2019 with an initial area of 1.5 hectares. Thanks to the application of a smart agricultural model with an automatic fertilization system, it has gradually been expanded, bringing many benefits to its members. Therefore, the model is being spread to surrounding localities. As said by Tung, he has proactively applied smart technology to agriculture. However, he still encountered many difficulties in that process because most advanced technologies are costly because they are developed by other countries. The cost for smart devices, even those made in the country, is really high, which is a barrier to investment in smart farming devices.

In Vietnam, in recent years, many agricultural automation startups have been launched with application of IoT platforms designed by domestic technology companies. Specifically, farm models are operated with apps installed on Internet-connected smartphones. On each farm, a central operating system is installed to collect and process parameters of water, humidity, nutrients, temperature or wind power through sensors placed on the spot. Based on the data, appropriate plant care formulas are put forth for optimal growth efficiency and minimal production costs.

NextVision, a startup, has chosen to develop its products and give them as turnkeys for farmers. Specifically, the products include an automatic fertilization system, and a digitized process of growing and taking care of crops. Finally, it helps farmers sell their products via different channels such as Facebook and other e-commerce platforms. In this process, IoT application is considered as the core.

It is forecast that in 3-5 years’ time, agricultural startup will definitely become an exciting playground, because agritech startups now have a great deal of opportunities for dominating the market.