Người Việt Nam hiện đang sinh sống trên khắp thế giới. Họ đã và đang vượt qua rất nhiều những rào cản về không gian, thời gian, điều kiện, trình độ… để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Đặc biệt, phong trào khởi nghiệp của cộng đồng người VN tại các nước lên cao trong những năm gần đây đã góp phần đưa hình ảnh 1 VN tri thức, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Là một nền kinh tế mở và giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn, sự phồn thịnh của Úc dựa vào người nhập cư nhiều hơn bất cứ quốc gia phát triển nào khác. Theo thống kê chính thức của chính phủ nước này, có tới hơn 28,5% dân số Úc được sinh ra ở nước ngoài. Trong đó có hơn 250.000 người Việt nhập cư, chiếm 3,5% trong tổng số người nhập cư Úc, tương đương 1% dân số quốc gia này và là cộng đồng nhập cư đông đảo thứ 6 tại đây.
Ireland được ghi nhận là nơi rất tốt cho việc đào tạo khởi nghiệp và nền tảng khung hỗ trợ đa dạng. Bởi tại đây có đến rất nhiều các trường đại học, có các tổ chức khoa học được xếp hạng cao và các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, thu hút các sinh viên tài năng, cùng với đó là mối quan hệ giữa đại học và các lĩnh vực công nghiệp được thiết lập rất tốt.
Năm 2020, Cơ quan Doanh nghiệp Ireland đã đầu tư hơn 48 triệu Euro vào các công ty khởi nghiệp ở Ireland – mức tài trợ cao nhất mà cơ quan Nhà nước trao cho các công ty ở giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp. Nguồn vốn đầu tư này đến từ Quỹ Duy trì Doanh nghiệp trong dịch Covid-19 và sự gia tăng các khoản đầu tư khác nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp tiềm năng.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đan Mạch bao gồm hơn 3.000 công ty khởi nghiệp, 300 nhà đầu tư, 40 – 50 chương trình tăng tốc/ươm tạo và 10 tổ chức công (bao gồm cả các trường đại học). Ngoài sự tham gia hàng ngày của các tổ chức công trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Đan Mạch cũng xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp như là Sáng kiến Diễn đàn Hợp tác Cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G).
Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những hạng mục quan trọng trong chiến lược hồi sinh nền kinh tế Hàn Quốc. Chính phủ nước này sẽ chi 1,6 tỷ USD để biến thủ đô Seoul thành một trong 5 đô thị cho startup toàn cầu. Nhiệm vụ tiếp theo là tìm kiếm và nuôi dưỡng thêm 8 có vốn hóa hơn một tỷ USD. Hiện Hàn Quốc mới có 7 startup “kỳ lân”.
Thống kê cho thấy Thụy Sĩ có nhiều bằng sáng chế ứng dụng so với quy mô dân số ở bất cứ quốc gia nào tại châu Âu. Phần lớn trong đó thuộc ngành dược phẩm và khoa học đời sống. Roche – công ty dược phẩm khổng lồ đứng đầu danh sách các doanh nghiệp có bằng sáng chế. Tiếp sau đó là ABB, Nestlé và Novartis. Số liệu cho thấy, cứ một triệu dân sẽ có 956 bằng sáng chế. Con số này giúp Thụy Sĩ bỏ xa Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch với trung bình 400 bằng sáng chế cùng số dân tương đương.
Bước sang giai đoạn mới, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thụy Sĩ đã phát triển thêm một bước với việc tập trung nguồn lực tạo dựng những trụ cột nâng đỡ, thúc đẩy liên kết, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo khu vực và thế giới.
Để có thể thúc đẩy hơn nữa sự thành công của các công ty khởi nghiệp, Chính phủ Thụy Sĩ đã dành nhiều sự hỗ trợ nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn hảo. Một trong số đó là Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ – Swiss Entrepreneurship Program.
+1EXP viết đầy đủ là + 1 experience có nghĩa là thêm một kinh nghiệm. Đây là một dự án do các bạn trẻ người Việt đang sinh sống và học tập tại CH Pháp khởi xướng nhằm phát triển kỹ năng mềm cho người Việt tại châu Âu.
Những năm gần đây, Pháp đang chú trọng phát triển về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Chính phủ Pháp đã tạo nhiều cơ hội cho người trẻ thực hiện các ý tưởng của mình, trong đó có những người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây.
Sinh ra và lớn lên ở Pháp, hai người con gốc Việt Hà Dương Đức và Dương Cao Phong đã cùng nhau trở về Việt Nam năm 1997. Mục đích ban đầu của họ chỉ là đi du lịch và tìm hiểu về quê hương. Sau đó, họ có cơ hội trở về Việt Nam trong một vài lần khác và mong muốn tìm hiểu về Việt Nam nhiều hơn. Từ đó, hai chàng trai trẻ ngày ấy đã nung nấu một khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quê nhà.
Đồng Tháp được biết đến là một trong những vựa trái cây lớn nhất trên cả nước. Nhận thấy tiềm năng này, nữ doanh nhân Bùi Thị Thanh Thủy đã quyết tâm khởi nghiệp từ những loại trái cây đặc sản của quê nhà, góp phần nâng cao giá trị tài nguyên bản địa, đồng thời tháo gỡ được những trăn trở của người nông dân trong vấn đề “được mùa mất giá”.
Với định hướng hỗ trợ cho các startup/ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Đồng Tháp đã tổ chức rất nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ và tích cực, đưa đổi mới sáng tạo vào nhiều mô hình khởi nghiệp độc đáo tại địa phương.
Với mong muốn thay thế xe máy chạy xăng bằng xe máy điện, cựu kỹ sư Silicon Valley Nguyễn Bá Cảnh Sơn đã trở về Việt Nam và thành lập Dat Bike. Sau 3 năm hoạt động, hiện tại doanh số vào năm 2020 của Dat Bike tăng 4000% so với năm trước. Đặc biệt vào tháng 4 vừa rồi, Dat Bike đã gọi vốn thành công 2,6 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-Series A của Qũy đầu tư Jungle Ventures – đây là lần đầu tiên quỹ đầu tư lớn đến từ Singapore đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ di động.
Tp. Hồ Chí Minh được nhìn nhận là một thành phố top đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam và là một trung tâm khởi nghiệp về công nghệ. Các startup công nghệ tại Tp. Hồ Chí Minh đã và đang nhận được các nguồn lực hỗ trợ, trong đó có các vườn ươm trong và ngoài nước. Vườn ươm Khu Công nghệ cao Tp. HCM, gọi tắt là SHTP – IC là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác ươm tạo startup công nghệ mang thương hiệu Việt.
Giữa đại dịch Covid-19, khi rất nhiều startup và thậm chí là doanh nghiệp lớn phải lao đao thì eDoctor – một nền tảng công nghệ về dịch vụ y tế của Việt Nam đã có những tăng trưởng ngoạn mục và gọi vốn thành công hơn 1 triệu USD từ 4 quỹ đầu tư lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc.
3 triệu USD từ các quỹ đầu tư là Genesia Ventures, Chiba Dojo và Do Ventures rót đầu tư vào Manabie – một startup về công nghệ giáo dục đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Lần gọi vốn thành công này đã nâng tổng đầu tư từ năm ngoái tới nay cho startup này là 4,8 triệu USD.
Umbalena là ứng dụng giáo dục giúp bé nhạy bén, thông minh và phát triển toàn diện với kho truyện khổng lồ cho trẻ từ 2 – 6 tuổi. Với nhiều cấp độ, đa dạng chủ đề, phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình ảnh, đặc biệt còn được tích hợp giọng đọc tiếng Việt chuẩn và phát âm tiếng Anh theo giọng của người bản xứ. Đây là ứng dụng startup được ươm tạo thành công tại Vườn ươm doanh nghiệp TP. Đã Nẵng (DNES).
Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp sông Hàn – Songhan incubator (SHi) được thành lập vào năm 2017, dưới sự điều hành chính của doanh nhân Lý Đình Quân cùng sự tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo tại Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế. Với sứ mệnh “lan tỏa tinh thần doanh nhân Việt, ươm tạo các tài năng doanh nhân”, SHi được xem là Vườn ươm doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại khu vực miền Trung, nơi chắp cánh cho sự lớn mạnh nhiều startup.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, gần đây Việt Nam có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.
Những năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung quan tâm và đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trên địa bàn. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã có nhiều bước chuyển, không ít các dự án khởi nghiệp đã được triển khai thành công và có tác dụng lan tỏa rộng rãi, tạo động lực cho tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của địa phương.
Là Startup công nghệ thuần Việt đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 2001, sau hai thập kỷ chèo lái, CEO Nguyễn Hòa Bình đã đưa NextTech thành tập đoàn điện tử hoá trên không gian mạng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Thấu hiểu hơn ai hết những cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, ông lớn công nghệ này lựa chọn trở thành người bạn “tri kỷ” thân thiết của các Startup Việt, đồng hành cùng các nhà sáng lập vượt qua khó khăn.
Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hiển thị 24 trên tổng số 218 bản ghi