Ðại dịch Covid-19 diễn ra trong 2 năm qua như một phép thử cho ngành du lịch. Và mức độ tàn phá ngoài sức tưởng tượng của nó đã trở thành một tấm lưới lọc nghiệt ngã. Doanh nghiệp khỏe mạnh, thức thời, chịu thay đổi và biết tìm “cơ” trong “nguy” sẽ sống sót và vươn dậy.
Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, không ít doanh nghiệp đã nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư quốc tế. Chỉ tính riêng trong năm 2021, dẫu tình hình dịch bệnh căng thẳng, thì nguồn vốn quốc tế vẫn đổ về dòng chảy startup Việt. Điều đó cũng chứng minh rằng, các startup Việt đã và đang sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả nguồn vốn nên đã chiếm được lòng tin của các Quỹ đầu tư quốc tế.
Trong Năm 2021, vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid – 19, hệ sinh thái KNĐMST của TP.HCM tăng 46 bậc, xếp thứ 179 trên thế giới. Lượng vốn đầu tư mạo hiểm của startup tại TP.HCM năm 2021 là 1,1 tỷ USD, chiếm 60% lượng vốn và 70% thương vụ đầu tư mạo hiểm trên cả nước. Phong trào đổi mới sáng tạo của TPHCM thực sự có sự chuyển mình mạnh mẽ với sự kết nối ngày càng chặt chẽ của các nguồn lực.
Trào lưu startup trong giới trẻ tại Việt Nam đang nở rộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là vẫn có đến 80% các doanh nghiệp khởi nghiệp không tồn tại được qua năm thứ 2.
Tại Việt Nam, hàng nông sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo, có vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các chuỗi cung ứng đang là một giải pháp hiệu quả để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp tồn tại.
Trong chuỗi cung ứng toàn cầu về nguyên liệu, sản phẩm ngành dược liệu, Việt Nam có lợi thế lớn khi được đánh giá là một trong những “thánh địa” về thảo mộc – dược liệu, được hậu thuẫn bởi khí hậu nhiệt đới, sự đa dạng về thổ nhưỡng và lịch sử khai thác thảo dược liệu lâu đời. Startup lựa chọn khởi nghiệp với dược liệu cũng là một lựa chọn khôn ngoan.
Nông nghiệp Việt là “mảnh đất màu mỡ” cho các startup bước vào khai thác, nhất là mảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. Hiện đây đang là thị trường mở và đầy hấp dẫn cho các startup.
Thị trường Edtech Việt Nam có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2023. Báo cáo “Edtech Landscape 2020” của TopDev cho thấy triển vọng của hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Đây là con đường mở cho những ai muốn đặt chân khai phá.
Chuyển đổi số y tế không còn là khái niệm mới, nhưng nó vẫn luôn được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế vẫn đang là lĩnh vực tiềm năng cần được khai thác. Và các startup trong lĩnh vực này có nhiều “dư địa” để nghiên cứu, phát triển và cung cấp nhiều giải pháp thông minh ra thị trường.
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp trong nông nghiệp sạch ở Quảng Bình đang phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều người trẻ tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp, gặt hái được những thành công bước đầu đáng ghi nhận.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tiềm năng lớn để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện nay, đây được coi là một trong những thế mạnh của Huế để người trẻ khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng văn hóa bản địa.
Theo nhận định của quỹ đầu tư mạo hiểm Singapore Golden Gate Ventures, Việt Nam là ‘ngôi sao đang lên’ trong lĩnh vực khởi nghiệp tại Đông Nam Á và sẽ trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba khu vực vào năm 2022. Bên cạnh đó, sự có mặt của các quỹ đầu tư khởi nghiệp giai đoạn đầu tiêu biểu như ITI Fund (itifund.com), 500 Startups Vietnam, Hustle Fund… mang lại nhiều cơ hội hơn, giúp các doanh nghiệp startups hiện thực hóa khát vọng kinh doanh.
Sau 12 năm thành lập, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp BSSC đã trở thành “bà đỡ” hỗ trợ cho nhiều dự án khởi nghiệp. BSSC có tầm nhìn trở thành nơi giao thoa và chuyển giao mọi kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực hữu ích từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài phạm vi quốc gia, tạo dựng nền tảng bền vững cho quá trình khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam.
Hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học không ngừng tăng. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khởi nghiệp dựa trên những sản phẩm nghiên cứu của mình. Có thể nói, nữ trí thức đã góp một phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thế và lực, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2021 vừa qua được Trung ương Đoàn lựa chọn là năm “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”. Việc lựa chọn chủ đề này thể hiện rõ tính hành động của Đoàn, của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế – xã hội đất nước, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; tham gia hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn 2025, 2030, 2045 trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng ngay ở năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết. Khẳng định sự đồng hành của tổ chức Đoàn với thanh niên.
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hiện nay, nhiều địa phương cũng đang rất tích cực cụ thể hóa phong trào khởi nghiệp bằng các chủ trương, chính sách nhằm xây dựng “địa phương khởi nghiệp” trên tinh thần đổi mới sáng tạo.
Phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế tư nhân cũng nắm giữ những vai trò không nhỏ.
Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào làm giàu trên quê hương, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện, kịp thời ban hành những chính sách hỗ trợ các Hợp tác xã khởi nghiệp.Từ các nguồn hỗ trợ, nhiều cá nhân mạnh dạn khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã (HTX) để phát triển kinh tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có ở địa phương, những đơn vị khởi nghiệp mang lại hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên.
Theo Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và quỹ đầu tư Do Ventures, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Việt Nam trong năm 2021 vẫn đạt kỷ lục 1.4 tỷ USD.
Trong hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp, Sandbox có vai trò như tác nhân giúp phá đi những rào cản, khai thông bế tắc cho các startup. Điều đó đồng nghĩa với việc các dự án khởi nghiệp được hoạt động trong môi trường luật “dễ thở” hơn với các ưu đãi dành riêng.
Những năm gần đây, với vai trò chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã cơ bản được hình thành. Các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách đầy đủ, toàn diện với hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp, 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 108 quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều này đang từng ngày, góp phần tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bền vững.
Bà Vũ Thị Hồng Yến là người con của làng thêu Văn Lâm có lịch sử hàng trăm năm tuổi ở Ninh Bình. Gắn bó với từng đường kim mũi chỉ từ bé, tình yêu với thêu ren cũng được hun đúc từ những ngày đó. Cũng bởi vậy, bà luôn tâm niệm phải gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại.
Bệ phóng cho các bạn trẻ khởi nghiệp
Năm 2019, Đức được NimbleFins xếp hạng số một ở châu Âu về khởi nghiệp. Theo chỉ số đổi mới sáng tạo của Bloomberg năm 2020, Đức đứng vị trí thứ 4 và luôn ở vị thế là một trong những nước đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Âu cũng như trên toàn thế giới.Hệ sinh thái này đã tạo nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam.
Hiển thị 24 trên tổng số 218 bản ghi